Theo các chuyên gia, hiệp định RCEP sẽ mang lại lợi ích cho các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đặc biệt là ngành thủy sản khi xuất khẩu đến các đối tác thương mại hàng đầu của khu vực.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới khi khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam ngày càng tăng.
Hiệp định RCEP sẽ giúp gia tăng đầu vào có chất lượng cho tiêu dùng và sản xuất cũng như xuất khẩu, giúp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị, qua đó phục hồi kinh tế hậu COVID-19 và giảm rủi ro.
Theo lãnh đạo Vinatex, ngành Dệt may Việt Nam trong vòng thập kỷ tới sẽ đón nhận một làn sóng đầu tư mạnh mẽ hơn nữa từ các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực là Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 10 nước ASEAN và 5 đối tác kinh tế ngoài ASEAN là Australia, Hàn Quốc, New Zealand, Nhật Bản và Trung Quốc.
Theo kịch bản lạc quan nhất, khi tận dụng được mọi lợi ích, Việt Nam sẽ có mức thu nhập cao nhất trong số các nước thành viên RCEP, tăng 4,9% so với ngưỡng cơ bản, cao hơn các nước khác với 2,5%.
Thứ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp quốc tế Malaysia nhận định Hiệp định RCEP sẽ tạo điều kiện để Kuala Lumpur đẩy nhanh khắc phục tình trạng gián đoạn kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 328/QĐ-TTg chỉ định cơ quan đầu mối để triển khai Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện khu vực.
Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP do Bộ Công Thương ban hành tập trung triển khai 3 nhiệm vụ chính gồm xây dựng pháp luật, thể chế; tuyên truyền, phổ biến thông tin và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bộ Tài chính và Kinh tế Brunei nhấn mạnh RCEP trở thành hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chuỗi giá trị toàn cầu và thương mại trong khu vực.
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan do nguồn cung nguyên liệu đầu vào chủ yếu đều nằm trong các thị trường khu vực RCEP.
Từ 1/1, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - hiệp định thương mại tự do (FTA) có quy mô lớn nhất thế giới giữa ASEAN và 5 nước đối tác chính thức có hiệu lực.
Các nước tham gia RCEP hiện đang tăng cường công tác chuẩn bị ở cấp độ khu vực và trong nước, trong bối cảnh Hiệp định RCEP sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1 tới.
Đến 2/11 vừa qua, có 6 nước ASEAN và 4 nước đối tác nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định RCEP của mình cho Tổng Thư ký ASEAN nên Hiệp định RCEP sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2022.
Chuyên gia phân tích của New Zealand nhấn mạnh rằng RCEP sẽ thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương và thế giới trong giai đoạn đại dịch COVID-19.
Hiệp định RCEP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi ít nhất 6 trong số 10 quốc gia ASEAN và ít nhất ba trong số năm quốc gia ngoài ASEAN phê chuẩn và nộp bản lưu chiểu cho ASEAN.
Hội thảo tập trung thảo luận về lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan, ưu đãi thuế quan, các biện pháp phi thuế quan trong thương mại hàng hóa, và các biện pháp phòng vệ thương mại theo RCEP.