Chủ tịch Quốc hội đề nghị Quân khu 5 thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng lực lượng vũ trang Quân khu vững mạnh toàn diện, tập trung xây dựng vững mạnh về chính trị.
Tại Quảng Bình, bão số 13 đã khiến 8 người bị thương khi tham gia gia cố, chằng chống nhà cửa, trong khi tỉnh Quảng Trị có 6 người bị thương trong quá trình chằng chống nhà cửa tránh bão số 13.
Trong đêm 14 rạng sáng ngày 15/11, mực nước sông Hàn đã dâng cao, tràn lên bờ, trên đường Như Nguyệt, đoạn gần cầu Thuận Phước, khoảng 800m vỉa hè bị sóng đánh gây hư hỏng.
Do ảnh hưởng của bão số 13, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình liên tục xảy ra mưa to kèm gió lớn, tại khu vực huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, nước lũ lên và bắt đầu dâng cao.
Rạng sáng 15/11 do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 13, đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11, dự báo sáng cùng ngày ở Quảng Trị, trên đất liền có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 13 của chính quyền địa phương và nhân dân khi 100% tàu thuyền đều đã vào các khu neo đậu an toàn.
Từ 16 giờ ngày 14/11 đến 16 giờ ngày 15/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km đi vào đất liền các tỉnh, thành từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Hiện nay, có tình trạng một số thủy điện, đặc biệt là các thủy điện nhỏ do tư nhân quản lý, vẫn chưa thực hiện đúng các quy định về tích nước và vận hành gây mất an toàn cho hạ du.
Tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu huyện Lý Sơn không để người dân ra khỏi nhà, nơi cư trú kể từ 12 giờ ngày 14/11. Ngư dân Quảng Trị đã đưa toàn bộ hơn 2.300 tàu cá vào neo đậu tránh trú bão.
Các tỉnh khu vực Bắc và Trung Trung Bộ từ phía Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi có thể chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 13 với mưa lớn và gió giật mạnh cấp 14.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, các địa phương, đơn vị, lực lượng chức năng không được phép chủ quan trong bất kỳ tình huống nào, kể cả sau khi bão tan; tiếp tục rà soát các hồ đập, xử lý các hồ đập yếu...
Mưa lớn diện rộng sắp tới có khả năng gây sạt lở, lũ quét và ngập úng tại TT-Huế, vì vậy, người dân sống ven biển, cửa sông, vùng thấp trũng, vùng núi hai huyện Nam Đông, A Lưới được yêu cầu sơ tán.
Bão số 13 vào biển Đông với tốc độ gió rất lớn cùng với nhiều nhân tố ảnh hưởng tới đường đi của cơn bão như nhiệt độ mặt nước biển, dòng hải lưu... dẫn đến khó đoán định.
Tại thành phố Huế, hơn 30% tuyến đường của 27 phường đã bị ngập. Các tuyến đường quốc lộ đi qua huyện Phú Lộc, Phong Điền ngập sâu từ 0,2-1m. Nhiều đoạn đường ở huyện A Lưới bị sạt lở nặng.
Đến sáng 11/11, đã có 40 hộ dân tại các thôn 9,10,11, xã Cư San thuộc Dự án Hồ chứa nước Krông Pách Thượng, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk được di dời đến nơi an toàn.
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đề nghị các bộ, ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến bão VAMCO, hoàn lưu mưa sau bão số 12, kịp thời đề xuất các phương án ứng phó bão.
Tại xã An Định, nước lũ dâng cao bất ngờ trong ngày 10/11, gây ngập sâu, cô lập hoàn toàn xã này với trung tâm huyện và các xã lân cận, phương tiện đi lại duy nhất lúc này là xuồng máy và thuyền.
Từ chiều 10/11 đến sáng 11/11, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có mưa to, mưa rất to, lũ trên các sông trên địa bàn tỉnh đang lên, cảnh báo nguy cơ sạt lở và ngập lụt trên diện rộng.
Theo dự báo, cơn bão Vamco sẽ vào Biển Đông trong khoảng ngày 12/11, trở thành bão số 13 của Việt Nam trong năm 2020 với sức gió mạnh nhất đạt cấp 12, giật cấp 15.
Tàu SE2 Bắc-Nam tạm dừng tại K1233+650 (tỉnh Khánh Hòa) do đường sắt bị ngập; lũ trên các sông ở Phú Yên đang lên rất nhanh, tiếp tục gây ngập lụt chia cắt nhiều khu dân cư trên địa bàn tỉnh.