Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, sáng 4/2 (4 Tết), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dâng hương tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Tứ trấn thành Thăng Long không chỉ là điểm đến tâm linh đầy linh thiêng của người Hà Nội mà còn có ý nghĩa lịch sử lớn lao, gắn liền với Hoàng Thành, di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận.
Chào đón Xuân mới Nhâm Dần, sáng 22/1/2022 (ngày 20 tháng chạp Âm lịch), Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội làm lễ thả cá chép và dựng cây nêu ngày Tết tại Hoàng thành Thăng Long.
Nghi lễ phất thức, phong ấn, tiến lịch, lễ cúng ông Công ông Táo, thả cá chép và lễ dựng cây nêu là các nghi thức được nhiều đời vua tại Hoàng thành Thăng Long thực hiện mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Điểm nhấn độc đáo của chương trình là trưng bày diễn giải tư liệu và hình ảnh về quy trình làm lịch cũng như ban hành lịch của triều đình nhà Lê, đặc biệt phỏng dựng bìa sách ngự lịch tiến vua.
Có từ thời nhà Lê, nghi lễ Tiến Ngự lịch là dâng lên vua cũng như ban phát lịch cho quan và dân chúng lịch năm mới. Nghi lễ có ý nghĩa quan trọng, thể hiện rõ tinh thần độc lập và tự chủ của nước ta.
Sáng 15/1, tại Hoàng Thành Thăng Long, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức nghi lễ tiến Ngự lịch, nghi lễ từ thời nhà Lê, ban lịch cho bách quan, muôn dân.
Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long, hai bát sứ ngự dụng Hoàng thành Thăng Long và 21 hiện vật, nhóm hiện vật khác là những bảo vật quốc gia được công nhận trong đợt 10 năm 2021.
Theo PGS.TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành, việc nghiên cứu hình thái kiến trúc Lê sơ có ý nghĩa quan trọng trong việc phục dựng Điện Kính Thiên tại Hoàng cung Thăng Long.
Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám có định hướng đề xuất với thành phố Hà Nội xây dựng khu vực này trở thành phố đi bộ cuối tuần với nhiều hoạt động văn hóa.
Thông qua tư liệu tranh vẽ, bút ký và video clip của các chuyên gia văn hóa, trưng bày sẽ giúp công chúng hiểu thêm ý nghĩa ngày Tết Trung Thu truyền thống.
Triển lãm là dịp để nhìn lại truyền thống Cách mạng hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam gắn với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Với truyền thống văn hiến được hun đúc từ bao đời nay, hệ thống di sản văn hóa đa dạng và là nơi tỏa sáng trí tuệ của con người… Thăng Long-Hà Nội hội tụ những lợi thế sáng tạo ít nơi nào có được.
Ông Trần Việt Anh, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội, cho biết trưng bày giới thiệu kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh trong dân gian như giết sâu bọ, xông lá thơm, nhuộm móng tay...
Điện Kính Thiên, nằm trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long, là cung điện quan trọng bậc nhất, nơi cử hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình xưa.
Qua 100 bức ảnh tư liệu, triển lãm “Đất nước trọn niềm vui” ôn lại sự kiện trọng đại của dân tộc, giới thiệu những khoảnh khắc mừng chiến thắng của người dân Thủ đô, người dân Sài Gòn.
Việc nghiên cứu chuyên sâu các kinh thành cổ Việt Nam có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm sáng rõ lịch sử hình thành và phát triển của các nền văn hóa, văn minh Việt Nam.
Các cuộc khai quật tại khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã cung cấp thêm nhiều tư liệu quý về Hoàng thành Thăng Long nói chung và Chính điện Kính Thiên nói riêng.
Nổi bật trong số các phát hiện lần này là chiếc giếng sâu nhất từ trước đến nay mà các nhà khảo cổ tìm được, một chiếc chậu lớn đời Trần miệng rộng 1,2m và một khu mộ đôi bằng gạch.
Kết quả nổi bật và quan trọng nhất trong nghiên cứu về di tích là nghiên cứu giải mã những bí ẩn về hình thái kiến trúc cung điện trong Hoàng cung Thăng Long.