Cựu Tổng thống Mali Ibrahim Boubacar Keita nắm quyền ở quốc gia Tây Phi này kể từ năm 2013 cho đến khi bị lật đổ trong một cuộc đảo chính hồi tháng 8/2020.
Binh biến ở Mali xảy ra ngày 18/8 khi nhóm binh sỹ tự xưng Ủy ban Quốc gia bảo vệ người dân nổi loạn bên ngoài thủ đô Bamako, bắt giữ Tổng thống, Thủ tướng và các thành viên chính phủ.
Tổng thống Ghana Addo nhấn mạnh ECOWAS cần nỗ lực kịp thời để vượt qua những thử thách liên quan vấn đề Mali vì những đối tượng khủng bố đang lợi dụng tình hình để gây ra căng thẳng trong tiểu vùng.
Tham vấn diễn ra trong bối cảnh chính quyền này đang phải đối mặt với hoài nghi ở trong nước và sức ép quốc tế về kế hoạch chuyển giao quyền lực cho chính quyền dân sự.
Người đứng đầu Ủy ban ECOWAS nhấn mạnh giai đoạn chuyển tiếp sang chính quyền dân sự ở Mali chỉ được kéo dài 12 tháng, do một tổng thống và thủ tướng dân sự lãnh đạo.
Chính quyền quân sự mới ở Mali thông báo ông Ibrahim Boubacar Keita, người đã bị lật đổ khỏi vị trí Tổng thống trong cuộc binh biến tháng trước, đã tới UAE để chữa bệnh.
ECOWAS duy trì quan điểm cứng rắn đối với Mali do lo ngại bất ổn kéo dài trong nước và nguy cơ làm suy yếu cuộc chiến chống các phiến quân Hồi giáo cực đoan tại nước này cũng như khu vực Sahel.
Việc trả tự do cho cựu Tổng thống Keita là yêu cầu chính từ các nước láng giềng của Mali cũng như các tổ chức quốc tế, trong đó có Liên minh châu Phi và Liên minh châu Âu.
Phái bộ huấn luyện của EU này tại Mali (EUTM) đã huấn luyện khoảng 18.000 binh sỹ ở Mali kể từ khi bắt đầu sứ mệnh này năm 2013, song các thủ lĩnh vụ đảo chính không nằm trong số này.
Liên minh châu Âu đã tạm thời đình chỉ 2 sứ mệnh huấn luyện quân đội và cảnh sát của Mali vốn là một phần trong các nỗ lực quốc tế nhằm ổn định tình hình ở Mali.
Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Mali đã tiếp cận được với Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita và những thành viên chính phủ đang bị lực lượng đảo chính bắt giữ.
Nhóm tự xưng Ủy ban Quốc gia bảo vệ người dân (CNSP) - do lực lượng binh sỹ làm binh biến ở Mali thành lập - thông báo sẽ mở lại biên giới trên không và trên bộ chỉ sau vài giờ tuyên bố đóng cửa.
Chủ tịch luân phiên của ECOWAS nêu rõ các nước yêu cầu tái lập ông Keita làm Tổng thống Mali, đồng thời sẽ cử một phái đoàn đến thủ đô Bamako của Mali để khôi phục lại trật tự hiến pháp ở nước này.
Đại sứ Đặng Đình Quý bày tỏ quan ngại sâu sắc trước diễn biến tại Mali; kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tránh sử dụng vũ lực; thúc đẩy đối thoại để tìm kiếm các giải pháp chính trị.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã lên tiếng phản đối cuộc đảo chính tại Mali, kêu gọi cá bên liên quan nhanh chóng đối thoại và tránh những hành động làm gia tăng căng thẳng.
Phát biểu trên truyền hình sau khi bị các binh sỹ tham gia binh biến ở thủ đô Bamako bắt giữ, Tổng thống Mali Boubacar Keita nêu rõ: "Tôi không muốn vì duy trì quyền lực mà dẫn tới đổ máu."
Tòa án Hiến pháp là tâm điểm gây tranh cãi ở Mali kể từ tháng 4 năm nay sau khi tòa án này đảo ngược đảo ngược kết quả tạm thời của cuộc bầu cử Quốc hội, châm ngòi cho các cuộc biểu tình tại nước này.