Ngày 20/7, Ủy ban châu Âu dự kiến công bố kế hoạch "Tiết kiệm khí đốt cho một mùa Đông an toàn" để đối phó với khả năng Nga cắt hoàn toàn nguồn cung cho các nước Liên minh châu Âu.
Phiên 19/7, chỉ số DAX 30 của Đức tăng 2,7% với hy vọng Nga nối lại hoạt động cung cấp khí đốt, còn tại Mỹ, các chỉ số chủ chốt đều tiến hơn 2% nhờ tâm lý lạc quan về mùa báo cáo thu nhập quý vừa qua.
Quan chức Áo nhấn mạnh châu Âu không nên bị chia rẽ trong cuộc khủng hoảng năng lượng, và chỉ có thể có được an ninh năng lượng khi độc lập với năng lượng từ Nga.
Các nước châu Âu đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga; tuy nhiên một số nước, trong đó có Đức, vẫn cần khí đốt của Nga và đang tích cực làm đầy trở lại nguồn dự trữ đã bị vơi đi.
Theo số liệu từ công ty đường ống Gascade của Đức, dòng khí đốt đo được tại trạm Mallnow ở biên giới nước này ngày 7/7 là 5.032.575 kw/h, sau khi giảm xuống 0 ngày 6/7.
Sự cố cháy nổ tại Freeport LNG xảy ra trong bối cảnh các nhà chức trách châu Âu đang nỗ lực thúc đẩy nhập khẩu năng lượng từ Mỹ và các thị trường khác nhằm giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga.
Theo quan chức Nigeria, đường ống sẽ dẫn khí đốt tới 15 quốc gia Tây Phi, tới Maroc (ở Bắc Phi) và từ Maroc, khí đốt sẽ tiếp tục được vận chuyển tới châu Âu.
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã giảm lượng nhập khẩu khí đốt của Nga, từ mức 55% trước khi Moskva phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine xuống còn 35%.
Thủ tướng Bulgaria cho hay nước này có "các lựa chọn thay thế" khí đốt của Nga, còn quan chức Phần Lan cho biết nước này sẽ tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào toàn bộ năng lượng hóa thạch của Nga.
Tập đoàn Equinor của Na Uy cho biết sẽ cung cấp nhiều khí đốt hơn cho châu Âu sau khi hoãn một số hoạt động bảo trì và thực hiện các điều chỉnh khác cùng với nhà điều hành đường ống Gassco.
Giá khí đốt tại thị trường châu Âu đã giảm tổng thể khoảng 14,5% từ đầu ngày 15/2 sau khi Nga tuyên bố sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine sau năm 2024 nếu có nhu cầu.
Theo Gazprom, xu hướng lượng khí đốt tự nhiên lưu trữ ở châu Âu sụt giảm nhanh chóng tiếp tục diễn ra kể từ ngày 11/1, đưa khối lượng dự trữ xuống mức thấp nhất trong lịch sử.
Khoảng 40% nguồn cung khí đốt của Đức đến từ Nga, còn Thụy Điển và Phần Lan "gần như hoàn toàn phụ thuộc" vào khí đốt của Nga; Anh nhận chưa đến 3% lượng khí đốt của Moskva.
Theo Phó Thủ tướng Nga, nước này có thể cung cấp nhiều khí đốt hơn, vì nước này có "nguồn tài nguyên khổng lồ" song khai thác cũng là một dự án đầu tư, cần có thời gian để thu hồi vốn.
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga cho hay lượng dự trữ khí đốt trong các kho chứa dưới lòng đất (UGS) ở châu Âu cho mùa này đang ở mức thấp nhất trong lịch sử quan sát nhiều năm.
Giá khí đốt đột ngột tăng vọt chủ yếu do nguồn cung khí đốt hạn chế từ Nga, trong khi một đường ống chính luôn chuyển khí đốt từ Siberia sang châu Âu đổi hướng chuyển khí đốt từ Đức sang Ba Lan.
Giá khí đốt châu Âu trên sàn TTF của Hà Lan đã tăng lên 162,775 euro (hơn 183 USD)/MWh) trong các giao dịch vào cuối phiên sáng cùng ngày, tăng hơn 10% so với một ngày trước đó.
Tập đoàn Gazprom đã chấp thuận và bắt đầu thực hiện kế hoạch bơm khí đốt vào 5 cơ sở lưu trữ ngầm tại châu Âu theo khối lượng và tuyến đường vận chuyển khí đốt đã được xác định.
Nga cho biết Tập đoàn Gazprom đang cung cấp khí đốt cho châu Âu ở mức tối đa theo các hợp đồng, và tuyên bố bất kỳ mong muốn gia tăng lượng khí đốt nào cũng cần phải được đàm phán với tập đoàn này.
Ukraine đang tích cực thảo luận việc nối lại việc đặt mua khí đốt từ Nga và mức thuế đối với việc trung chuyển khí đốt cho nhà sản xuất Gazprom của Nga hầu như không thay đổi trong hợp đồng mới.