Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp nên trong đêm 3 và ngày 4/10, ở vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, khu vực giữa và Nam Biển Đông có mưa rào và dông mạnh, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy.
Do ảnh hưởng của xoáy thuận nhiệt đới trên Biển Đông, không khí lạnh hoạt động vào những ngày giữa tháng, gia tăng trong nửa cuối tháng; mưa tập trung nhiều hơn ở Đông Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.
Các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn đều có cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng vùng trũng thấp.
Dự báo bão (vị trí và cường độ bão) của Việt Nam đã có độ chính xác dần tiệm cận với trình độ dự báo bão của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, sai số vị trí bão chỉ còn 120-150km.
Theo dự báo, khoảng ngày 5-6/10, trên dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh ở vùng biển phía Đông khu vực giữa Biển Đông (sát với Philippines) sẽ xuất hiện 1 cơn áp thấp nhiệt đới.
Từ ngày 1-2/10, ở vùng núi Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 20-50mm/24 giờ, có nơi trên 70mm/24 giờ; mưa dông tập trung vào chiều tối và đêm.
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa và dông; Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa và dông, cục bộ có mưa to. Các khu vực đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa dông to đến rất to, tổng lượng mưa từ 70-120mm, có nơi trên 150mm; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
16 giờ ngày 23/9, vị trí tâm bão số 6 cách khoảng 185 km đến bờ biển Bình Định, Quảng Nam, cách bờ biển Quảng Ngãi khoảng 145km, cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 250km, sức gió mạnh nhất cấp 8, giật cấp 10
Đến 1 giờ ngày 24/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,4 độ Vĩ Bắc; 109 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển từ Thừa Thiên-Huế đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Do ảnh hưởng của vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới nên ở khu vực giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 5, sau tăng lên cấp 6-7, giật cấp 9; sóng biển cao từ 2-4m; biển động mạnh.
Trong khoảng thời gian từ 17 giờ ngày 22 đến 17 giờ ngày 23/9, vùng áp thấp di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Tối 21/9, khu vực từ Quảng Trị đến Phú Yên tiếp tục có mưa, cục bộ có nơi mưa vừa đến mưa to với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 80mm; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ.
Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi có mưa to với lượng mưa 30-60mm, có nơi trên 70mm, thời gian mưa tập trung vào chiều và tối. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá.
Các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng có nơi có lượng mưa trên 90mm, mưa lớn tập trung vào sáng; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Vùng núi Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 100-150mm; riêng các tỉnh như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng có nơi trên 200mm.
Thủ đô Hà Nội, qua theo dõi trên ảnh mây vệ tinh, định vị sét và ảnh radar thời tiết cho thấy mây đối lưu mạnh đang phát triển mạnh và gây mưa to ở khu vực Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai, Ứng Hòa...
Theo dự báo, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, ngày 12/9, các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-150mm, có nơi trên 200mm.
Các địa phương trong vùng ảnh hưởng của bão đã rà soát phương án sơ tán dân lồng ghép nội dung phòng, chống COVID-19, dự kiến sơ tán 664.238 người dân khu vực ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Định.
Do hoàn lưu bão số 5 cùng với ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực Trung Trung Bộ, từ đêm 10-13/9, các tỉnh Quảng Trị đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to.