Cuộc xung đột Ukraine, khủng hoảng khí hậu, giá năng lượng và thực phẩm tăng cộng với những hệ lụy từ đại dịch COVID-19 đang hình thành những điều kiện đưa nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái.
Tuvalu, Kiribati và quần đảo Marshall kêu gọi một cơ chế toàn cầu nhằm đảm bảo các nước này có thể tồn tại vĩnh viễn kể cả sau khi những đảo san hô vòng không còn có thể sinh sống được.
Các quỹ đầu tư quốc tế kêu gọi các nước mở rộng hệ thống năng lượng phát thải carbon thấp, thực hiện các cơ chế định giá carbon tăng theo thời gian; thiết lập các kế hoạch chấm dứt nạn phá rừng.
Bà Sarah Danson, giáo sư khoa ung thư tại Đại học Sheffield, quan ngại tình trạng nắng nóng trong mùa Hè có thể kéo theo nhiều ca mắc ung thư hắc tố và nhiều ca tử vong do mắc bệnh này.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã bổ nhiệm ông Simon Stiell, cựu bộ trưởng ứng phó khí hậu của Grenada vào vị trí phụ trách các vấn đề khí hậu của Liên hợp quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington mong muốn quan hệ đối tác mạnh mẽ và thực chất hơn với châu Phi, thay vì mối quan hệ mất cân bằng và mang tính trao đổi.
Ủy ban Năng lượng thuộc Nghị viện châu Âu (EP) ngày 13/7 đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất nâng mục tiêu của EU về mức tiết kiệm năng lượng đến 14,5% vào năm 2030.
Tổng giám đốc UNDP cho biết việc giá cả các mặt hàng chủ chốt tăng chóng mặt trong năm nay đang tăng thêm khó khăn cho những nước ở các khu vực châu Phi Nam Sahara, Balkan, châu Á và nhiều nơi khác.
Các bộ trưởng môi trường EU ủng hộ những nội dung quan trọng nhất trong gói biện pháp mà EC đề xuất hồi mùa Hè năm 2021, trong đó có quy định tất cả ôtô đạt tiêu chuẩn không thải khí CO2 từ năm 2035.
Trong một tuyên bố đưa ra sau phiên thảo luận chiều 27/6, các nhà lãnh đạo G7 cam kết chống biến đổi khí hậu, đồng thời với việc đảm bảo an ninh nguồn cung năng lượng.
Các tác phẩm đoạt giải được đánh giá cao vì đã thể hiện tính cấp bách của cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu, đưa ra "giải pháp phong phú" và truyền cảm hứng cho người dân và nhà hoạch định chính sách.
Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc, cách duy nhất để đảm bảo an ninh năng lượng, giá điện ổn định, sự thịnh vượng và một hành tinh đáng sống là từ bỏ các nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm.
ASEAN và IFRC đã cam kết hợp tácquản lý và giảm thiểu rủi ro thiên tai, xây dựng luật, hợp tác y tế trong các trường hợp khẩn cấp, cứu trợ thảm họa và ứng phó khẩn cấp và biến đổi khí hậu.
Theo số liệu của FAO, năm 2020 trong tổng số 650 triệu dân Mỹ Latinh và Caribe có 267 triệu người sống trong tình trạng mất an ninh lương thực, tăng 60 triệu người chỉ trong 1 năm.
Đại hội đồng IPU-144 kêu gọi các Nghị viện thành viên đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch, đảm bảo sự hòa nhập của các đối tượng yếu thế, và tăng cường hợp tác toàn cầu về khí hậu.
Tổng thống El-Sisi khẳng định Ai Cập mong muốn tăng cường hợp tác với Liên hợp quốc liên quan đến công tác chuẩn bị cho hội nghị chống biến đổi khí hậu COP27.
UNHCR ước tính đến cuối tháng Ba sẽ có khoảng nửa triệu người ở Somalia phải sơ tán nếu hạn hán nghiêm trọng còn tiếp diễn, đáng lo ngại phần lớn trong số này là trẻ em, người già, phụ nữ có thai.
Trong thông điệp ngày 28/2, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng đây là lúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi năng lượng để thúc đẩy một tương lai năng lượng tái tạo.
Báo cáo của Liên hộp quốc chỉ ra những tác động đã được đo đếm cụ thể của việc Trái Đất nóng lên đối với tình trạng tuyệt chủng các loài, sự sụp đổ của hệ sinh thái...
Diện tích băng biển ở Nam Cực sẽ giảm xuống mức thấp nhất lịch sử trong năm 2022, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu và có thể thay đổi hoàn toàn cuộc sống hiện tại của nhân loại.