Nhiều địa phương hiện đã chủ động kích hoạt các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trong các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn, không để đứt gãy chuỗi sản xuất.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, các địa phương nơi có nhiều khu công nghiệp đang tiếp tục kích hoạt tất cả các biện pháp phòng dịch lên mức cao nhất để đối phó với dịch bệnh.
Tính từ đầu năm 2021 đến nay, tổng vốn đầu tư thu hút kể cả cấp mới và điều chỉnh của các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp đạt 236,1 triệu USD, tăng 22,87% so với cùng kỳ năm 2020.
Nếu không có các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 quyết liệt thì tại các khu công nghiệp, khu chế xuất rất dễ hình thành các ổ dịch lớn, nguy cơ lây nhiễm chéo cao.
UBND TP Hồ Chí Minh yêu cầu toàn bộ cán bộ, nhân viên, người lao động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp phải thực hiện khai báo y tế, lịch trình đi lại theo quy định, thực hiện nghiêm 5K.
Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu phải có cam kết ba bên gồm chính quyền địa phương, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM với người quản lý doanh nghiệp về công tác phòng, chống dịch.
Ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng nhận định các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, đảm bảo các quy định phòng, chống dịch.
Thành phố Thủ Đức được đánh giá sẽ là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế với mũi nhọn là ngành kinh tế tri thức, trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của TP.HCM và Đông Nam Bộ.
Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp còn đạt thấp, chưa có dự án quy mô lớn, công nghệ cao.
Số lượng công nhân trở lại Thành phố Hồ Chí Minh làm việc năm nay ổn định hơn so với những năm trước đây là do dịch bệnh diễn biến phức tạp nên gần 380.000 người không về quê đón Tết.
HEPZA cũng đặt trọng tâm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu đầu tư trong khu chế xuất, khu công nghiệp thu hút đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có hàm lượng khoa học-công nghệ, giá trị gia tăng cao.
Tính đến tháng 12/2020, tổng vốn đầu tư thu hút vào các khu chế xuất, khu công nghiệp kể cả cấp mới và điều chỉnh đạt 747,67 triệu USD, đạt 149,53% kế hoạch năm, tăng 15,79% so với cùng kỳ năm 2019.
Định hướng thành lập thành phố Thủ Đức hướng tới khu đô thị tương tác cao, với nền tảng khoa học công nghệ phát triển, sẽ là tiền đề phát triển kinh tế tri thức trong vùng.
Theo Ban Quản lý các Khu chế xuất và Khu công nghiệp TP.HCM, tính đến đầu tháng 11 này, tổng vốn đầu tư thu hút kể cả cấp mới và điều chỉnh đạt hơn 591 triệu USD, tăng 7,16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chương trình hướng đến mục tiêu hình thành mạng lưới tổ chức trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ bằng giải pháp kết nối/liên kết vùng giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương lân cận.
Hiện Khu chế xuất-Khu công nghiệp TP.HCM quản lý hơn 1.300 doanh nghiệp với 320.000 lao động tại các khu, tạo ra kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 10,56 tỷ USD.
Mặc dù không phải tất cả các đặc khu kinh tế ở Hàn Quốc thành công, song kinh nghiệm thu được trong quá trình phát triển các đặc khu kinh tế khác nhau trong 40 năm qua đã mang lại nhiều bài học.
Sở Quy hoạch-Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh rà soát xây dựng khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh với quy mô hơn 380ha.
Theo ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, các gói hỗ trợ được giám sát, chuyển đến đúng người và đảm bảo trong thời gian sớm nhất.
Khoảng 18 giờ ngày 30/4, ngọn lửa bất ngờ bùng phát dữ dội tại Công ty Cổ phần CX Technology chuyên sản xuất các thiết bị dùng cho xe ôtô, máy may công nghiệp nằm trong khu chế xuất Tân Thuận.