Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng cần khẩn trương có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng "tận diệt" chim đảo Cát Bà.
Theo đề nghị của Tổng cục Lâm nghiệp, Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng cần chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi sát hại chim trời ở Cát Bà.
Đại diện các bộ, ngành và giới chuyên gia cho rằng việc “tận diệt” chim di cư sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cân bằng sinh thái, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh, vì thế cần phải ngăn chặn triệt để.
Tại buổi làm việc với người đứng đầu Hạt Kiểm lâm khu vực Cát Hải, Bạch Long Vỹ, một lần nữa, những khoảng tối “có vấn đề” trong công tác kiểm tra, quản lý, bảo vệ “chim trời" trên đảo lại được hé lộ…
Theo tiết lộ của người dân chuyên đi bẫy bắt chim di cư ở đảo Cát Bà, muốn tồn tại được với nghề "tận diệt" chim trời, họ phải có "quan hệ" với kiểm lâm và phải biết cách "tránh gây chú ý"...
Sau hơn 20 năm liến tiếp xảy ra tình trạng bẫy bắt, "tận diệt" chim di cư, quần đảo Cát Bà - Khu dự trữ sinh quyển thế giới đã trở nên im lặng lạ thường khiến nhiều người không khỏi xót xa...
Với hướng đi kết hợp phát triển du lịch sinh thái với bảo vệ tài nguyên môi trường, Vườn quốc gia Cát Bà đã và đang dần đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.