Trong những năm tới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ tập trung củng cố vai trò của các cán bộ y tế trong cuộc chiến chống lại việc lạm dụng và sử dụng kháng sinh sai mục đích.
Sau 7 năm nghiên cứu, xây dựng, ngày 14/6/2019, Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia đã được Quốc hội khóa XIV thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020.
Hội nghị Quản lý bệnh viện châu Á lần thứ 18 sẽ thảo luận về y tế 4.0 và đầu tư vào các bệnh viện, y tế trên khắp châu Á, đồng thời tôn vinh những thành tích đạt được của các bệnh viện trong ngành.
Những năm qua, Hội đã tổ chức nhiều cuộc vận động, chương trình có ý nghĩa như: phong trào tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng; khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí tại vùng sâu vùng xa...
Sử dụng rượu bia là nguyên nhân trực tiếp của hơn 30 loại bệnh không lây nhiễm và là nguyên nhân của gần 200 loại bệnh tật khác nhau, được xếp vào hàng thứ ba trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong.
Những biện pháp can thiệp phòng, chống đuối nước trẻ em của Tổ chức Y tế thế giới sẽ được hướng dẫn thực hiện tại Việt Nam với mục tiêu xây dựng cho trẻ em một môi trường sống an toàn.
Kháng thuốc kháng sinh đang trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất của Thế kỷ 21 và đang có gia tăng với mức độ nguy hiểm ở tất cả các nơi trên thế giới, làm ảnh hưởng đến an ninh y tế.
Việt Nam là nước có tần suất mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 9,4% và có xu hướng tiếp tục tăng cao do tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm môi trường gia tăng.
Theo chương trình khống chế và loại trừ bệnh dại trên người (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương), tính đến nay cả nước ghi nhận 67 người bị chết vì bệnh dại tại 24 tỉnh thành phố.
Chiến dịch kêu gọi tất cả mọi người (người hút thuốc và người không hút thuốc) thể hiện sự tôn trọng đối với quy định pháp luật, tôn trọng với sức khỏe của bản thân và người xung quanh.
Hiện nay, giá thuốc lá tại Việt Nam được xếp vào mức rẻ nhất trên thế giới. Chỉ cần chưa đến 10.000 đồng là bất cứ ai cũng có thể mua được một bao thuốc lá.
Mỗi năm tại Việt Nam có hơn 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước, con số này đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước.
20 năm qua, giá thuốc lá sau khi đã điều chỉnh lạm phát hầu như không tăng, thậm chí giảm. Trong khi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn tăng đều đặn hàng năm.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết Bộ Y tế mong muốn các cá nhân, cộng đồng cùng chung tay đẩy mạnh tuyên truyền, ngăn ngừa thuốc lá trong thanh thiếu niên và trong nhân dân.
Theo thống kê của WHO, hiện nay, tại Việt Nam, tổng số người đội mũ bảo hiểm đạt tỷ lệ cao nhưng số người cài dây mũ và đội mũ đạt chuẩn chỉ chiếm khoảng 70%.
Hiện nay, Việt Nam là nước đi đầu trong khu vực Đông Nam Á thể hiện cam kết đa ngành và hành động ở tất cả các cấp chính quyền nhằm chống tình trạng kháng thuốc.