Công ty đầu tư DekaBank của Đức dự báo có thể xảy ra suy thoái kỹ thuật, một giai đoạn hoạt động kinh tế giảm sút đáng kể và có thể kéo dài trong nhiều tháng, kéo dài từ quý 4/2022 sang quý 2/2023.
Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho rằng sự phụ thuộc của Áo và Đức vào nguồn cung khí đốt của Nga khiến cho lệnh cấm vận khí đốt từ Nga của EU là "không khả thi".
Lạm phát cơ bản của Đức trong tháng 6/2022 đã tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm nhẹ so với mức 7,9% trong tháng 5/2022. Dự báo lạm phát trong tháng 7/2022 là 7,6%.
Báo Die Welt cho rằng kinh tế đi xuống là do các vấn đề trong việc bảo trì các tuabin của Siemens, nguồn cung cấp khí đốt từ Nga giảm mạnh, và các phương pháp chống lạm phát không còn hiệu quả.
Chính phủ liên bang Đức lên kế hoạch tiến hành cuộc "đại cải cách về trợ cấp nhà ở" cho các hộ gia đình đủ điều kiện từ đầu năm tới, trong đó tích hợp lâu dài cả phí sưởi ấm.
Trong bối cảnh lo ngại ngày càng gia tăng Moskva siết chặt hơn nữa nguồn cung, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo mức thiệt hại của Đức sẽ lên tới 2,7% GDP vào năm 2023 và 0,4% vào năm 2024.
Những tuabin được bàn giao cần cho hoạt động bảo trì đường ống dẫn khí đốt từ Nga tới nhiều nước trong Liên minh châu Âu (EU) được biết đến với tên gọi là Dòng chảy phương Bắc 1.
Số liệu từ Destatis cho thấy trong tháng 5, giá hàng hóa nhập khẩu vào Đức tăng 30,6% so với cùng kỳ năm 2021; chi phí nhập khẩu tăng mạnh khiến giá cả tiêu dùng cũng không ngừng tăng.
Viện Kinh tế Thế giới Kiel và Viện nghiên cứu kinh tế Ifo nâng mức dự báo lạm phát của Đức năm 2023 lên lần lượt 4,2% và 3,3% do tác động của giá năng lượng tăng cao, cuộc xung đột ở Ukraine.
Bộ Kinh tế Đức cho biết các đơn đặt hàng mới trong tháng Tư đã giảm 2,7% so với tháng trước đó do cuộc khủng hoảng ở Ukraine làm giảm triển vọng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này.
Trong tháng 5/2022, tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế Đức sẽ tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái. So với tháng Tư trước đó, tỷ lệ lạm phát trong tháng Năm tiếp tục tăng 0,9%.
Ngày 26/5, Bộ trưởng Kinh tế Đức nhận định Liên minh châu Âu (EU) vẫn có thể đạt được thỏa thuận về lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga trong những ngày tới, hoặc tìm kiếm các công cụ khác.
Trong tháng 3, sản lượng sản xuất trong lĩnh vực chế tạo đã giảm bình quân 3,9% so với tháng trước, trong đó sản lượng các ngành công nghiệp giảm 4,6%, sản lượng ngành xây dựng tăng nhẹ.
GTSOU cho biết lượng khí đốt trung chuyển tại Ukraine thông qua các tuyến đường này trong ngày 11/5 có thể giảm 18%, hay 16 triệu m3, so với ngày 10/5.
Đức không nhất trí với các điều kiện của Qatar nhằm ký các thỏa thuận kéo dài ít nhất 20 năm để đảm bảo nguồn cung LNG mà Đức cần để giảm sự phụ thuộc của nước này đối với khí đốt của Nga.
Một số nhà ngoại giao cho biết lệnh cấm đối với dầu mỏ có thể thực hiện được sau cú đảo ngược chính sách của Đức cho rằng nó quá rắc rối và có khả năng gây hại cho nền kinh tế Đức.
Theo Cục Thống kê liên bang Đức, tỷ lệ lạm phát trong tháng 4 đã tăng lên mức 7,4% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do tác động từ xung đột ở Ukraine khiến giá năng lượng và vật liệu thô tăng mạnh.
Báo cáo của Bộ Kinh tế Đức cho biết Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong năm 2022 chỉ có thể tăng 2,2% thay vì mức dự báo 3,6% đưa ra hồi tháng 1/2022.
Theo Bộ trưởng Kinh tế Đức, tính đến thời điểm 24/2, Đức vẫn nhập khẩu 35% dầu từ Nga, nhưng trong vòng 8 tuần, nguồn cung này đã giảm xuống còn khoảng 12%.