Tổng thống Yoon Suk-yeol nhấn mạnh Hàn Quốc phải theo dõi chặt chẽ các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên và đánh giá những tác động không chỉ đối với tình hình an ninh mà còn đối với các lĩnh vực khác.
Tháng Tư vừa qua đánh dấu tháng thứ 18 liên tiếp xuất khẩu của nước này tăng so với cùng kỳ năm ngoái và cũng là tháng thứ 14 liên tiếp kim ngạch xuất khẩu Hàn Quốc đạt mức tăng trưởng hai con số.
Giá nhập khẩu gia tăng đang gây thêm áp lực cho Hàn Quốc, vốn đang phải nỗ lực kiềm chế lạm phát trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn và nhu cầu phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Thông cáo báo chí của BoK cho biết Hội đồng chính sách tiền tệ đã triệu tập một cuộc họp để thiết lập tỷ giá và bỏ phiếu nâng lãi suất repo chuẩn trong 7 ngày lên mức 1,5%.
Thách thức lớn nhất với chính quyền mới ở Hàn Quốc là lo ngại rủi ro về một cuộc khủng hoảng kinh tế do thanh khoản quá mức trong bối cảnh tăng chi vì đại dịch COVID-19 và ảnh hưởng tình hình Ukraine.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Hàn Quốc trong tháng Ba được ghi nhận ở mức 106,06, tăng 4,1% so với tháng 3/2021 và là mức cao nhất kể từ tháng 12/2011 khi CPI tăng 4,2%.
Hàn Quốc và GCC đã đồng ý thúc đẩy một hiệp định thương mại vào năm 2007 và đã có ba vòng đàm phán từ năm 2008 đến năm 2009, nhưng các cuộc thảo luận đã bị đình trệ vào năm 2010.
Theo ước tính, với khoản ngân sách bổ sung được đề xuất, nợ quốc gia Hàn Quốc được dự báo sẽ đạt 1,075 triệu tỷ won trong năm 2022 và tỷ lệ nợ trên GDP dự kiến sẽ tăng lên mức cao kỷ lục 50,1%.
Trong năm 2021, số căn hộ do những người Hàn Quốc ở nhóm tuổi 30 trở xuống mua chiếm 31% tổng doanh số bán căn hộ của cả nước này, tăng so với mức 29,2% vào năm 2020 và 28,3% năm 2019.
Hàn Quốc đã thực hiện chính sách tài khóa mở rộng kịp thời, đánh giá tích cực đề xuất của chính phủ về việc phê chuẩn đợt ngân sách bổ sung trị giá 11,7 tỷ đô để hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Một lực lượng đặc nhiệm về kinh tế của Hàn Quốc sẽ thảo luận các biện pháp đối phó, xử lý tác động của việc tham gia CPTPP và thúc đẩy nộp đơn chính thức gia nhập CPTPP vào giữa tháng 4/2022.
IMF dự đoán GDP danh nghĩa của Hàn Quốc ước tính đạt 1.820 tỷ USD trong năm 2021 và 1.910 tỷ USD trong năm 2022 và sẽ giữ vị trí nền kinh tế lớn thứ 10 toàn cầu ba năm liên tiếp.
Tốc độ tăng trưởng của Hàn Quốc trong năm 2021 dự kiến đạt 3,9%, một mốc khá khả quan trong bối cảnh nền kinh tế vẫn chưa mở cửa hoàn toàn nhưng có ít biến động hơn so với các nước khác ở châu Á.
Chính phủ Hàn Quốc cho biết doanh thu thuế tăng trong năm nay nhờ nguồn thu từ thuế thu nhập của các công ty tăng khi thị trường chứng khoán và bất động sản bùng nổ.
Hoạt động chế tạo của nhiều nước suy giảm do tình trạng thiếu chip và gián đoạn nguồn cung, bên cạnh đó đà tăng trưởng yếu của Trung Quốc cũng giáng đòn mạnh vào triển vọng tăng trưởng của châu Á.
Theo thỏa thuận, RCEP có thể được thực thi trong vòng 60 ngày kể từ ngày ít nhất 6 quốc gia thành viên ASEAN và 3 quốc gia ngoài khối này hoàn thành các thủ tục trong nước.
Hàn Quốc đang tìm cách đẩy nhanh trở lại cuộc sống bình thường dựa trên tiến độ của chiến dịch tiêm chủng và các doanh nghiệp nhỏ đang phải gánh chịu cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc do giãn cách.
Kinh tế Hàn Quốc đang trên đà phục hồi nhờ xuất khẩu tăng mạnh, nhưng các biện pháp hạn chế sự lây lan của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư, có thể làm giảm nhu cầu trong nước vốn đang được cải thiện
Theo Liên đoàn Hợp tác xã Ngư nghiệp Quốc gia Hàn Quốc, chỉ có 69 lao động nước ngoài đến Hàn Quốc sau khi có được thị thực lao động không chuyên E-9 được cấp theo hệ thống giấy phép việc làm.