Lãi suất trúng thầu của trái phiếu Kho bạc Nhà nước đã giảm trên tất cả các kỳ hạn, với mức giảm từ 0,11%-0,61%/năm so với tháng Hai. Trong đó, lãi suất kỳ hạn 10 năm giảm mạnh nhất 0,61%/năm.
Với quy mô dư nợ lớn, ở đợt giảm lãi suất cho vay này BIDV dự kiến giảm khoảng từ 2.400 đến 3.000 tỷ đồng thu nhập để hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của COVID-19.
VietinBank triển khai chương trình tín dụng trong nhóm thấp nhất thị trường 60.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay giảm 2%/năm so với các chương trình tín dụng đã từng từng triển khai trước đây.
Hàng loạt ngân hàng đã thực hiện giảm sâu lãi suất cho vay từ 1%-4,5%đối với doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Khách hàng sẽ được áp dụng lãi suất thấp hơn 1% (với khoản vay bằng đồng Việt Nam) và thấp hơn 0,5% (với khoản vay bằng ngoại tệ) so với lãi suất cho vay cùng loại.
Đối với việc giảm lãi suất lần này, HDBank sẽ tự động giảm lãi mà không cần khách hàng phải đề nghị hỗ trợ hay chứng minh bất kỳ khó khăn nào gặp phải.
Nếu các ngân hàng trung ương không có chính sách vĩ mô hiệu quả thì hậu quả nhãn tiền là tình trạng giảm phát do dịch bệnh COVID-19, có thể dẫn tới vỡ nợ và phá sản hàng loạt.
Với việc giảm lãi suất lần này của VIB, ngân hàng sẽ thông báo đến khách hàng, tự động giảm lãi mà không cần doanh nghiệp phải viết đơn xin hỗ trợ hay có bất kỳ một chứng minh nào khác.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú đánh giá cao việc tiếp tục hạ lãi suất thêm 2%/năm của một số ngân hàng để hỗ trợ, chung tay với doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Một diễn biến khác cũng gây thêm sức ép lên thị trường vàng là việc Ngân hàng trung ương Nga thông báo sẽ dừng mua vàng từ ngày 1/4 và không giải thích lý do đằng sau quyết định này.
Thống đốc yêu cầu các ngân hàng không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện nay và các khoản cho vay mới.
Từ ngày 23/1 đến nay, Vietcombank đã thực hiện giải ngân cho vay mới hơn 41.200 tỷ đồng góp phần hỗ trợ đáng kể cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
Những hỗ trợ cụ thể như giảm lãi, miễn lãi, không chuyển nhóm nợ được ví như nguồn lực tiếp sức cho các doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn hiện nay.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp nới lỏng tiền tệ và bơm thêm tiền vào thị trường nhằm giảm bớt sức ép đối với nền kinh tế đang chịu thiệt hại vì dịch COVID-19.
Theo Thủ tướng Italy, nước này sẽ dành 4,3 tỷ euro cho chính quyền các thành phố đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân và dành một quỹ đặc biệt 400 triệu euro cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn.
PBoC khẳng định nền kinh tế Trung Quốc đã duy trì khả năng phục hồi mạnh mẽ và nền tảng kinh tế phục vụ mục tiêu tăng trưởng dài hạn vẫn không thay đổi.
TPBank đã đưa ra biện pháp hỗ trợ như cơ cấu nợ, giãn nợ, đồng thời đưa ra gói vay mới với lãi suất ưu đãi, giảm so với quy định từ 1,5-2,5%/năm đối với những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch.
Các biện pháp mới bao gồm trợ cấp 75% lương cho các nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng của COVID-19, một loạt các khoản trợ cấp, hoãn thuế cho các doanh nghiệp Canada.
Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 01, đã có nhiều doanh nghiệp được giảm lãi suất, ân hạn nợ, điều này đã góp một phần giúp doanh nghiệp có thêm động lực khôi phục sản xuất.