Chuyến công du của Thủ tướng Fumio Kishida đến Hàn Quốc trong hai ngày 7-8/5 đánh dấu việc nối lại toàn diện ngoại giao chính thức giữa các nhà lãnh đạo 2 nước, vốn bị đóng băng trong hơn một thập kỷ.
Do ảnh hưởng của đình công, công tác bảo trì tại 9 lò phản ứng hạt nhân của Pháp bị gián đoạn trong ngày 11/4; sản lượng điện của các nhà máy nhiệt điện, thủy điện và hạt nhân đã giảm khoảng 8,2 GW.
Hungary cho rằng các biện pháp trừng phạt Rosatom sẽ gây ra mối đe dọa đối với an ninh hạt nhân toàn cầu, vì tập đoàn này là một trong những thành tố then chốt trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.
Nội các Nhật Bản đã chính thức thông qua chính sách cho phép kéo dài thời gian sử dụng các lò phản ứng hạt nhân cũ và xây dựng các lò phản ứng hạt nhân mới để thay thế các tổ máy cũ.
Các bề chứa làm nguội nhiên liệu hạt nhân tại Pháp có thể đầy vào cuối thập niên này. Khi đó, các lò phản ứng hạt nhân của Pháp sẽ không có nơi để chứa nhiên liệu đã sử dụng và sẽ phải đóng cửa.
Giới chức Đức kêu gọi đóng cửa lò phản ứng Tihange 2 do những quan ngại về an ninh sau khi phát hiện hàng nghìn vết rạn bằng sợi tóc trong các bình áp suất.
Hai lò phản ứng hạt nhân Doel 4 và Tihange 3, dự kiến đóng cửa vô thời hạn trong vòng 2 năm tới, sẽ được kéo dài tuổi thọ để đảm bảo an ninh năng lượng cho Bỉ.
Nhật Bản và Mỹ sẽ đẩy mạnh hợp tác phát triển và xây dựng các lò phản ứng tiên tiến thế hệ tiếp theo, trong đó có các lò phản ứng nhỏ theo modul, "ở từng nước và các quốc gia thứ ba."
Hoạt động sản xuất điện dự kiến sẽ được nối lại sớm nhất vào ngày 11/12 tới, trong khi hoạt động sản xuất điện đều đặn có thể tái khởi động sớm nhất vào cuối tháng 1/2023.
Thủ tướng Fumio Kishida cho biết nước này sẽ thúc đẩy việc sử dụng điện hạt nhân, coi kế hoạch này là sự lựa chọn để Nhật Bản đạt được mục tiêu trung hòa khí carbon và đảm bảo nguồn cung điện ổn định.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron coi điện hạt nhân là trọng tâm trong nỗ lực đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, với các kế hoạch xây dựng ít nhất sáu lò phản ứng mới.
Việc tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân đã ngừng hoạt động ở Nhật có thể giúp thúc đẩy nền kinh tế trong bối cảnh đồng yen giảm giá gần đây đang làm gia tăng hơn hoạt động nhập khẩu năng lượng.
Đảng cực hữu lớn nhất tại Thụy Điển là đảng Dân chủ Thụy Điển sẽ không tham gia liên minh nhưng tuyên bố ủng hộ đề xuất thành lập chính phủ thiểu số của ba đảng cánh hữu.
Mọi hoạt động tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine đã ngừng lại và Energoatom đã ngắt kết nối lò phản ứng hạt nhân thứ 6 với mạng lưới điện quốc gia.
Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne nêu rõ cần khởi động lại khẩn cấp các lò phản ứng hạt nhân đã ngừng hoạt động để tránh gián đoạn việc cung cấp điện trong mùa Đông tới.
TerraPower đã thu hút được tổng cộng 750 triệu USD từ các nhà đầu tư, trong đó có các công ty con nói trên của SK Group và người đồng sáng lập tập đoàn Microsoft – tỷ phú Bill Gates.
Hàn Quốc tiếp tục xây dựng các lò phản ứng hạt nhân Shin-Hanul số 3, số 4 và tiếp tục sử dụng các lò phản ứng hiện có nhằm tăng tổng sản lượng năng lượng điện hạt nhân lên hơn 30% vào năm 2030.
EU kêu gọi Đức duy trì vận hành các nhà máy điện hạt nhân của nước này thêm một thời gian nữa, trong bối cảnh khó khăn về nguồn cung năng lượng hiện nay.
Bộ Năng lượng Mỹ đang phát triển một chiến lược đảm bảo nguồn cung urani ổn định, đáp ứng các nhu cầu về hạt nhân của nước này để không còn phụ thuộc vào Nga.