ASEAN và Trung Quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường an ninh lương thực, khẳng định đây là một trụ cột quan trọng của an ninh quốc gia và đảm bảo chiến lược cho hòa bình và phát triển toàn cầu.
Indonesia cho rằng ASEAN+3 cần tập trung vào ít nhất 3 vấn đề, gồm khủng hoảng lương thực, suy thoái kinh tế, ổn định an ninh và hòa bình khu vực; trước hết cần ngăn chặn khủng hoảng lương thực.
Tổng thống Indonesia Jokowi cho rằng Trung Quốc có khả năng lớn tăng cường chiến lược an ninh lương thực; khẳng định ASEAN-Trung Quốc cần hợp tác để đảm bảo chuỗi cung ứng và ổn định giá lương thực.
Chủ tịch IDBG lưu ý tài trợ cho hành động khí hậu là "điều quan trọng để đạt được sự phát triển toàn diện và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là ở các nước kém phát triển nhất."
Tại Mỹ, CPI tháng 10 vừa qua đã tăng 7,7% so với tháng 10/2021, giảm so với CPI của tháng Chín, nhưng vẫn cho thấy chi phí sinh hoạt tăng cao gây khó khăn cho nhiều hộ gia đình ở nước này.
Các nhà khoa học Israel đã tìm kiếm nhiều giống lúa mì, lúa mạch và vô số giống cây trồng hoang dã khác để lưu giữ mẫu gene và nghiên cứu trước khi những giống cây này biến mất do hoang mạc hóa.
Syria đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi xung đột nổ ra vào năm 2011, ít nhất 60% dân số Syria đang bị mất an ninh lương thực và tình hình ngày càng trở nên xấu hơn.
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Bali (Indonesia) trong các ngày 15-16/11 tới sẽ thảo luận một số vấn đề ưu tiên.
Lãnh đạo nghiệp đoàn CGT - tổ chức kêu gọi đình công, cho biết dự kiến sẽ có từ 150-200 cuộc biểu tình diễn ra trên khắp nước Pháp, quy mô tương tự như cuộc biểu tình diễn ra hôm 18/10.
Ukraine muốn gia hạn thỏa thuận ngũ cốc thêm ít nhất 1 năm và mở rộng phạm vi có hiệu lực sang các cảng ở khu vực Nikolaev, nơi trước đây đóng góp khoảng 35% lượng lương thực xuất khẩu của Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng thỏa thuận ngũ cốc - Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen - là “một ví dụ điển hình cho thấy các bên có thể giải quyết một số vấn đề thông qua đàm phán.”
Lời kêu gọi Tổng thống Ukraine phát tín hiệu cởi mở về khả năng đàm phán với Nga của Washington cũng là sự tính toán nhằm duy trì sự ủng hộ của các quốc gia phương Tây khác đối với Kiev.
Tham dự Hội nghị COP27, Việt Nam mang theo tinh thần đoàn kết để giải quyết những thách thức do biến đổi khí hậu gây ra thông qua hành động thực tiễn để thực hiện các cam kết và nội dung của COP26.
Tháng 10/2022, chỉ số giá lương thực, thực phẩm trung bình thế giới ở mức 135,9 điểm, đánh dấu tháng giảm thứ 7 liên tiếp và giảm khoảng 14,9% so với mức cao kỷ lục hồi tháng 3/2022.
Giá lương thực, thực phẩm nói chung giảm nhưng chỉ số giá ngũ cốc tăng 3% trong khi giá lúa mỳ tăng 3,2%, chủ yếu do chịu ảnh hưởng những bất ổn trong quá trình xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine.
Tổng thống Erdogan cho biết trong cuộc điện đàm song phương, người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã nêu rõ hai nước nên phối hợp để vận chuyển ngũ cốc miễn phí đến Djibouti, Somalia và Sudan.
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres tái khẳng định tầm quan trọng của Sáng kiến Biển Đen trong việc giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu cũng như giảm đói nghèo và bất ổn trên khắp thế giới.
Theo Liên hợp quốc, một số cộng đồng dân cư ở Nam Sudan có nguy cơ chết đói nếu không nhận được sự hỗ trợ nhân đạo và tăng cường các biện pháp cứu trợ thiên tai.
Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam luôn sẵn sàng phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề bảo đảm an ninh lương thực và mong các quốc gia tăng cường hợp tác, tham gia xử lý vấn đề này.