Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng đầu năm 2023 tăng 3,84% so với cùng kỳ năm 2022, chủ yếu do chỉ số giá nhóm giáo dục, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, nhóm văn hóa, giải trí... tăng.
Chuyên gia kinh tế đánh giá lạm phát cơ bản của Singapore chậm lại là do “chi phí ăn ở dường như đã đạt đỉnh, trong khi giá lương thực và vận tải tư nhân có thể tiếp tục cải thiện so với năm 2022.”
Lạm phát của Singapore, không bao gồm chi phí đi lại và ăn ở cá nhân, đạt mức 5,5% vào tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái, không thay đổi so với tháng 1, tương đương mức cao nhất từng có vào năm 2008.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde cảnh báo lạm phát cơ bản trong Eurozone, loại trừ giá thực phẩm và nhiên liệu, có thể ở mức cao ngay cả khi tỷ lệ lạm phát chung giảm trong những tháng tới.
Lạm phát tại Singapore tiếp tục xu hướng gia tăng trong bối cảnh những bất ổn từ căng thẳng địa chính trị, giá hàng hóa toàn cầu cao hơn và sự gián đoạn chuỗi cung ứng.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân trong quý 3 đã tăng 3,32%, song mức bình quân 9 tháng chỉ tăng 2,73% so với cùng kỳ đồng thời lạm phát cơ bản tăng 1,88%.
Trong cả 7 tháng, giá xăng dầu được điều chỉnh 19 đợt (trong đó có 6 đợt giảm giá) khiến giá xăng dầu trong nước tăng xấp xỉ 50% so với cùng kỳ năm trước và tác động làm CPI chung tăng 1,79 điểm.
Theo Cơ quan thống kê quốc gia Hàn Quốc, giá cả tiêu dùng ở nước này đã tăng 5,4% trong tháng Năm so với cùng kỳ năm 2021 và đây là mức tăng mạnh nhất theo năm kể từ tháng 8/2008.
Giá nhiên liệu và nhà ở tăng trở lại sau khi COVID-19 được kiểm soát, cộng thêm giá các loại hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu 'ăn theo' giá xăng dầu đã khiến CPI tháng Ba tăng 0,7%.
Nhu cầu tích trữ hàng tiêu dùng của người dân đi xuống đồng thời nguồn cung hàng hóa trên thị trường được đảm bảo, nhờ vậy giá lương thực, thực phẩm trong tháng Mười đã giảm so với tháng Chín.
Giá thuê nhà, giá thực phẩm, học phí giảm do thực hiện giãn cách xã hội khiến chỉ số giá tiêu dùng trong tháng Chín có mức giảm so với tháng trước đó, song vẫn tăng trên 2% so với cùng kỳ năm trước.
CPI tháng Tám tăng 0,25% so với tháng Bảy, tăng 2,51% so với tháng 12/2020 và tăng 2,82% so cùng kỳ. Tuy nhiên, CPI tám tháng chỉ tăng 1,79% với cùng kỳ và đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
Tính chung bảy tháng, CPI tăng 1,64% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Bên cạnh đó, lạm phát cơ bản bảy tháng tăng 0,89% là mức thấp nhất kể từ năm 2011.
CPI tháng Sáu tăng 0,19% so với tháng trước, tăng 1,62% so tháng 12/2020. Theo đó, CPI bình quân sáu tháng tăng 1,47% so với cùng kỳ và là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
Giá vàng giao ngay tăng gần 7,7% kể từ đầu tháng. Những người dự đoán giá lên đang nhắm đến ngưỡng 2.000 USD/ounce và hầu hết đang cho rằng giá kim loại này sẽ tăng mạnh.
CPI tháng Tư giảm 0,04% so với tháng Ba, tăng 1,27% so với tháng 12/2020. Theo đó, CPI đã tăng 2,7% so với cùng kỳ kéo theo CPI bình quân bốn tháng nhích 0,89%, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá cho biết việc giá xăng dầu giảm mạnh cùng với giá nhiều mặt hàng phi lương thực, thực phẩm giảm là những nguyên nhân chính tác động đến CPI.