Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong 2 tháng, cả nước chi 1,7 tỷ USD để nhập xăng dầu các loại, tăng 56,3% so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu dầu thô tăng 2,2 lần về lượng và 2,1 lần về giá trị.
Bất chấp những hạn chế xuất khẩu của EU, Nga vẫn nhận được hầu hết các hàng hóa mà mình cần, chủ yếu thông qua tái xuất khẩu từ Cộng đồng các Quốc gia Độc lập và Trung Quốc.
Tổng Giám đốc Yuri Borisov cho biết việc từ chối một số hợp đồng quốc tế, kể cả việc cung cấp động cơ, dịch vụ phóng khiến khoản lỗ dự kiến của Roscosmos vào cuối năm 2022 là hơn 50 tỷ ruble.
Phong vũ biểu thương mại hàng hóa mới nhất của WTO cho thấy tăng trưởng thương mại có thể sẽ chậm lại trong những tháng cuối năm 2022 và sang năm 2023 do nhu cầu nhập khẩu toàn cầu suy yếu.
Các doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm có chất lượng, tính cạnh tranh cao, nằm trong các ngành lĩnh vực công nghiệp chủ lực như máy công nghiệp các loại; các linh kiện điện tử; dệt may.
Cơ sở sản xuất trên 224ha của Toyota đã dừng sản xuất vào tháng Ba, ngay sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine và hãng không nhận thấy khả năng nối lại sản xuất trong thời gian tới.
Hãng chế tạo linh kiện điện tử và máy tính Foxconn ghi nhận lợi nhuận ròng trong quý từ tháng 4-6 tăng lên 33,29 tỷ Đài tệ (1,11 tỷ USD), vượt mức dự báo 31,02 tỷ Đài tệ của giới phân tích trước đó.
Công an Hà Nội đã huy động 30 xe cứu hỏa, hàng trăm cán bộ, chiến sỹ, nhân lực khác để dập tắt đám cháy tại một công ty chuyên sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử thuộc Khu Công nghiệp Quang Minh.
Nửa đầu năm 2022, các doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu được khối lượng hàng hóa trị giá 2,78 tỷ USD sang thị trường Australia, tăng hơn 691,35 triệu USD so với cùng kỳ năm 2021.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hungary còn thấp, nhưng đã có sự tăng trưởng đáng ghi nhận trong thời gian qua thể hiện qua một số mặt hàng nông sản, thực phẩm xuất khẩu chính.
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các doanh nghiệp TP.HCM với kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2022 đạt trên 4,37 tỷ USD, tiếp theo là Hoa Kỳ và Nhật Bản.
ASEAN đang nỗ lực tạo điều kiện thúc đẩy thương mại gia tăng, dỡ bỏ các rào cản thương mại và giảm chi phí giao dịch để đối phó với cuộc khủng hoảng COVID-19.
Các mặt hàng xuất khẩu chính từ Việt Nam sang Ấn Độ chiếm tỷ trọng lớn trong tháng 12/2021 gồm kim loại thường (79,3 triệu USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (78,8 triệu USD)...
Theo Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến hết ngày 6/2, Việt Nam có thặng dư cán cân thương mại hàng hóa trị giá 0,68 tỷ USD. Hàng hóa của Việt Nam đã xuất khẩu sang 109 nước, vùng lãnh thổ.
Theo Bộ Công Thương, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước đầu tiên đạt ngưỡng 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu sang Hungary và liên tục dẫn đầu kể từ năm 2020 cho đến nay.
Số liệu thống kê của Hungary cho thấy nhóm hàng linh kiện điện tử của Việt Nam xuất khẩu sang Hungary năm 2020 đạt 747 triệu USD, chiếm 74,1% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam của Hungary.
Trong ba quý đầu năm nay, các thương vụ mua bán và sáp nhập được công bố có giá trị 3 tỷ USD và với những tháng còn lại, năm 2021 dự kiến sẽ vượt qua con số 3,9 tỷ USD của năm ngoái.
Hàng loạt công ty da giày, điện tử, may mặc tại Việt Nam đã thích ứng linh hoạt, an toàn và khôi phục sản xuất trong cuộc chạy đua khôi phục hoàn toàn chuỗi cung ứng sau đại dịch COVID-19.
Gần 90% doanh nghiệp tại Bình Dương phục hồi lại sản xuất với hơn 500.000 lao động đã trở lại nhà máy làm việc; hiện phần lớn công nhân đã tiêm đủ vaccine để đi làm hàng ngày.