Hiện nay, du khách đến Thắng cảnh quốc gia Hòn Yến rất đông, mọi người được tự do lội xuống rạn san hô để chụp hình đã khiến san hô bị hư hại, ảnh hưởng nặng nề.
Việt Nam đang đứng thứ 33 trên 98 quốc gia có sản lượng dầu khai thác; dù vậy, chính sách hiện hành chưa có cơ chế phù hợp để khuyến khích thu hút thêm nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Các đại biểu bày tỏ nhất trí cao với việc cần có cơ chế đặc thù, chính sách vượt trội để Khánh Hòa thu hút được nguồn lực, phát huy tiềm năng, thế mạnh để có thể phát triển nhanh và bền vững.
Thực trạng phát triển kinh tế biển Việt Nam hiện nay vẫn chưa bền vững, phát triển kinh tế biển chưa gắn kết hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường; tiềm lực khoa học-công nghệ biển thấp.
Theo Bộ TNMT, hiện một số quy định liên quan đến phát triển tài nguyên biển đã không còn phù hợp với thực tế; cần thiết phải rà soát, loại bỏ các quy định gây cản trở trong tình hình mới.
Đại diện Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nhấn mạnh ô nhiễm rác thải nhựa đại dương đã trở thành vấn đề cấp bách, đòi hỏi các nước cần khẩn cấp hành động với tinh thần quyết liệt và cấp bách hơn.
Việt Nam cam kết tiếp tục ủng hộ và đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững các biển Đông Á tại Việt Nam; cam kết hướng tới một nền quản trị đại dương có trách nhiệm.
Hội thảo Biển Đông lần thứ 13 có sự tham gia đông đảo của hơn 60 diễn giả là các chuyên gia uy tín từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, 90 đại diện từ ngoại giao đoàn và gần 500 đại biểu.
Theo một mô phỏng được TEPCO tiến hành, nồng độ Triti trong nước nhiễm xạ đã qua xử lý để thải ra biển rất thấp và nằm trong tiêu chuẩn cho phép của Nhật Bản và quốc tế.
Dư địa phát triển cho từng lĩnh vực kinh tế biển còn khá rộng mở, song cũng chứa nhiều nguy cơ ô nhiễm. Do đó, Việt Nam cần đổi mới công tác quản lý, hướng tới kinh tế biển xanh bền vững.
Bộ TN-MT kiểm soát nghiêm hoạt động nhận chìm ở biển, lấn biển, khai thác khoáng sản trên biển để hạn chế tối đa tác động, ảnh hưởng xấu đến môi trường biển, hệ sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản.
Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2045 đặt mục tiêu ngăn ngừa, kiểm soát, giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển; tiên phong giảm thiểu chất thải nhựa đại dương.
Chất thải hữu cơ, là rác thải từ hoạt động công nghiệp, đã tác động đáng kể đến môi trường biển nước ta, làm nước biển bị nhiễm độc, suy giảm chất lượng thủy sản và một số loài sinh vật biển khác.
Đại diện Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khẳng định Việt Nam sẵn sàng tham gia và đóng góp tích cực vào các sáng kiến khu vực và toàn cầu về rác thải nhựa đại dương.
Theo nhận định của giới chuyên gia, môi trường biển đang đối mặt với nhiều nguy cơ mới nảy sinh trong thời điểm dịch, nhất là sự cố tràn dâu, do đó cần chủ động hơn từ “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng.”
Đại diện Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng sự xuất hiện của cá heo hồng ở khu vực biển Đồ Sơn là minh chứng cho thấy hệ sinh thái của vùng biển này đang phục hồi.
Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016-2020 là cơ sở định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm quản lý hiệu quả, phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển.
Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tham gia thảo luận để cùng xây dựng Thỏa thuận về rác thải nhựa đại dương trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong khuôn khổ của Liên hợp quốc, vì một đại dương xanh.
Thông điệp “Đại dương: Sự sống và sinh kế” làm nổi bật sự đa dạng hệ sinh thái biển, lan tỏa ý nghĩa của đại dương đối với hoạt động sinh kế của con người và nguồn sống của muôn loài trên Trái Đất.