Trước diễn biến thời tiết phức tạp, để đảm bảo an toàn cho nhân dân, tỉnh Quảng Bình đã có kế hoạch sơ tán gần 19.600 người dân, chủ yếu ở 2 huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh do lũ, ngập lụt, sạt lở đất.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh từ đêm 9-10/10, tại tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Trị có mưa to đến rất lớn, gây ngập úng làm ách tắc giao thông; đề phòng nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
Do mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, từ sáng 10/10, Ủy ban Nhân dân huyện đã cho nhiều trường học nghỉ học để đảm bảo an toàn cho học sinh.
Mưa lớn khiến nhiều khu vực tại Vĩnh Phúc ngập lụt và sạt lở, các tuyến đường chính tại thành phố Vĩnh Yên bị chia cắt tạm thời do nước ngập sâu đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động giao thông.
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) ước tính khoảng 38.000 người trên toàn Sudan phải gánh chịu tác động tiêu cực từ tình trạng mưa lũ kể từ đầu mùa mưa năm 2022.
Tại thành phố Thái Bình, có nơi nước mưa ngập tới đầu gối người lớn, nước tràn lên vỉa hè, tràn vào nhà nhiều hộ dân ở mặt đường, gây khó khăn, nguy hiểm cho người tham gia giao thông...
Miền Bắc nằm trong diện ảnh hưởng vì mưa lớn do áp thấp nhiệt đới. Tại Thủ đô, người dân nhiều nơi phải bì bõm lội nước vì ngập sâu tại Cầu Giấy, Thanh Xuân và nhiều khu vực khác.
Tại nhiều tuyến phố tại Hà Nội, do ảnh hưởng mưa dềnh, ngập nước, một số tuyến đường, phương tiện đi lại khó khăn, gây ùn ứ, có chiều hướng tắc cứng vào thời điểm đi làm của người dân.
Mưa lớn kéo dài tại khu vực phía Bắc tiếp tục gây ra nhiều thiệt hại cho các địa phương như Hà Nội, Thái Nguyên, Yên Bái, ngập úng cục bộ làm hư hại nhiều diện tích hoa màu, nhà cửa.
Cơn mưa lớn chiều 10/5 trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, gây tràn bờ làm ngập đường Hồ Văn Cống, nước tràn vào nhà dân, trog khi người dân tham gia giao thông gặp nhiều khó khăn.
Mưa lớn kéo dài liên tục từ đêm 9/5 đến 11 giờ ngày 10/5, kết hợp với lũ lớn từ Lạng Sơn đổ về nên nhiều xã vùng cao của huyện Lục Ngạn bị ngập nặng, gây thiệt hại về tài sản.
Tính đến 9 giờ 15, có 4 điểm ngập, gồm: Thụy Khuê (Trường Chu Văn An-Dốc La Pho); Nguyễn Khuyến (Khu vực trước cổng Trường Lý Thường Kiệt); Phố Tông Đản; Ngã tư Phan Bội Châu-Lý Thường Kiệt.
Từ đầu tháng Ba này, miền Bắc Malaysia đã phải hứng chịu đợt lũ lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các bang Kelantan và Terengganu, khiến gần 20.000 người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Trong ngày 14/11, trên địa bàn tỉnh Bình Định xuất hiện mưa lớn trên diện rộng đã gây ngập lụt ở một số nơi vùng hạ lưu các sông trong tỉnh và sạt lở đất đá tại nhiều khu vực.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các xã, thị trấn đã khẩn trương thực hiện phương án “4 tại chỗ” để ứng phó và sơ tán, đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân.
Hàng trăm nhà dân tại các huyện Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc và thị xã Hương Thủy, Hương Trà của tỉnh Thừa Thiên-Huế bị ngập lụt từ 0,2-0,5m trong khi Quốc lộ 1A, đoạn qua Quảng Nam bị ngập sâu.
Tính đến 11 giờ ngày 16/10, ghi nhận tại xã Cư Kbang tình trạng ngập lụt diễn ra phức tạp nhất, có 5 hộ nhà ngập sâu trong nước từ 1-3m và hàng chục hộ khác có nhà bị ngập.
Mưa lớn làm nước dâng cao 2m, khiến cả khu phố Hòa Đồng, thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, bị cô lập, người dân chỉ kịp trèo lên gác và kêu gọi lực lượng chức năng huyện hỗ trợ.
Mưa lớn khiến nhiều phương tiện giao thông bị chết máy, gây ách ở nhiều con đường; hàng nghìn hộ dân bị nước tràn vào nhà, nhiều đồ gia dụng bị ngấm nước hư hỏng nặng.