Ngày 28/9, do ảnh hưởng của bão số 4, trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum xuất hiện mưa lớn khiến nhiều điểm bị sạt lở, một số nhà dân bị tốc mái, giao thông bị ách tắc.
Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.
Lượng mưa từ 19h ngày 27/9 đến 7h ngày 28/9, một số nơi trên 230mm như Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 360mm, Trạm Kiểm lâm Sông Bắc (Đà Nẵng) 233mm, Đầu mối hồ Việt An (Quảng Nam) 627.4mm...
Từ ngày 28/9, mưa lớn có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ và Nam đồng bằng Bắc Bộ; đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét trượt lở đất ở vùng núi, ngập úng tại vùng thấp.
Theo dự báo thì đến rạng sáng 28/9, bão số 4 (Noru) mới chính thức đổ bộ vào đất liền, nhưng từ 15 giờ chiều 27/9, thành phố Đà Nẵng bắt đầu xuất hiện mưa to, gió giật mạnh.
Đến 1 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão số 4-Noru ở trên vùng biển Thừa Thiên-Huế đến Quảng Ngãi, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15 (167-183km/giờ), giật cấp 17.
Mưa với cường độ lớn, trong thời gian ngắn nên nguy cơ cao xảy ra lũ quét ở vùng núi, sạt lở đất ở sườn dốc, công trình đang thi công, công trình điện gió, ngập úng vùng thấp trũng, ngập úng đô thị.
Công điện của Thủ tướng nêu rõ các địa phương cần tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó bão số 4 với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhất, không để bị động, bất ngờ.
Tỉnh Hà Tĩnh tập trung khắc phục các điểm xung yếu, di dời nhân dân sinh sống gần vùng xung yếu, vùng trũng và kêu gọi tàu, thuyền vào tránh trú bão số 4 an toàn.
Đến 19 giờ 27/9, vị trí tâm bão số 4 ở cách Đà Nẵng khoảng 170km về phía Đông Nam, Quảng Nam, Quảng Ngãi khoảng 120km về phía Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế di dời 14.384 hộ dân ở vùng nguy cơ bị ảnh hưởng bão lũ; yêu cầu người dân không được ra đường từ 21 giờ ngày 27/9 đến khi có thông báo mới.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định bão số 4 có thể sẽ gây ra 2 kịch bản mưa lớn. Nếu mưa lớn phổ biến trên 400mm, sẽ có khoảng trên 60 huyện và khu đô thị có nguy cơ ngập lụt.
Dự báo đến 4 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 16.
Trong ngày 25/9, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa vừa, mưa to và dông với lượng mưa phổ biến từ 30-60 mm, cục bộ có nơi trên 100 mm; đến đêm 25/9, mưa giảm dần.
Ủy ban Quốc gia về phòng, chống thiên tai yêu cầu các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi, sẵn sàng cứu hộ cứu nạn, ứng phó bão Noru.
Chuyên gia cảnh báo đợt mưa lớn ở khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế khả năng kéo dài đến ngày 25/9, với lượng phổ biến 200-300mm, cục bộ có nơi trên 400mm.
Theo bản tin dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 22-24/9, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 150-250mm, có nơi trên 350mm.
Đến sáng 22/9, lực lượng chức năng thị xã Bình Long đã hỗ trợ di dời thành công 9 gia đình và nhiều tài sản có giá trị ra khỏi vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.
Cơ quan khí tượng cảnh báo, mưa dông ở khu vực Bắc Bộ, mưa lớn ở khu vực ven biển, vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng kéo dài đến ngày 24/9.