Phó Vụ trưởng, Vụ Thị trường châu Á-Châu Phi, Bộ Công Thương, đánh giá Ấn Độ là thị trường trọng điểm ở khu vực Nam Á, hội tụ đầy đủ những yếu tố có thể là điểm đến thuận lợi cho thanh long Việt Nam.
Việc được cấp đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ thanh long Bình Thuận ở nhiều thị trường khác nhau, nhất là tại các thị trường khó tính.
Năm 2021, các ngành hàng nông nghiệp đều có sự tăng trưởng, đưa tăng trưởng toàn ngành dự kiến đạt 2,8%; đặc biệt giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt kỷ lục chưa từng có với trên 48,6 tỷ USD.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Việt Nam có gần 50% mặt hàng nông sản như gạo, rau quả, chè, càphê, điều, tiêu... được đánh giá là rất phù hợp với thị trường Halal.
Việt Nam có nhiều nông sản tươi sống như thanh long, chôm chôm và các sản phẩm chế biến như càphê hòa tan hay các sản phẩm thủy sản như cá tra, cá basa rất được ưa chuộng tại thị trường Ấn Độ.
Đây là lô vải đóng hộp Việt Nam đầu tiên được nhập khẩu trực tiếp bởi Tang Frères, hệ thống phân phối bán lẻ, nhà nhập khẩu, nhà phân phối bán buôn thực phẩm châu Á lớn nhất tại Pháp.
Thương vụ Việt Nam tại Australia lưu ý các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam, nếu muốn xâm nhập thị trường Australia, nên đặt ưu tiên vào chất lượng hơn là giá thành.
Trong sáu tháng đầu năm nay sau khi Hiệp định UKVFTA có hiệu lực, kim ngạch thương mại song phương Việt-Anh đã có sự bứt phá ngoạn mục với tổng giá trị 3,3 tỷ USD.
Chương trình quảng bá hàng nông sản Việt Nam tại Australia được tổ chức dưới dạng quầy hàng giới thiệu và mời dùng thử sản phẩm, thiết lập trong khuôn khổ hội chợ nông sản cuối tuần.
So với cùng kỳ năm trước, hàng rau quả Việt Nam nhập khẩu vào Australia từ tháng 1-7/2021 tăng 45,06%, đạt 46,5 triệu USD; gạo xuất khẩu ghi nhận con số ấn tượng với mức tăng 37%, đạt 13,2 triệu USD.
Dịch COVID-19 khiến đi lại rất khó khăn nhưng việc xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường cũng như tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn được triển khai với nhiều hình thức linh hoạt.
Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã chủ động phối hợp cùng một số doanh nghiệp Việt kiều tham gia Hội chợ hàng nhập khẩu năm 2021 tại Seoul.
Với giá trị nhập khẩu rau và hoa quả hằng năm lên tới hơn 6 tỷ bảng (tương đương 8,4 tỷ USD), Vương quốc Anh là thị trường lớn đầy tiềm năng cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Với sự hỗ trợ của các đại sứ quán, thương vụ Việt Nam ở châu Âu và tận dụng lợi thế từ EVFTA về miễn thuế một số nhóm hàng, các doanh nghiệp đã tăng cường xuất khẩu trái cây.
Sau khi vào được thị trường khó tính Nhật Bản, uy tín của quả vải Việt Nam cũng tăng lên và điều này đã tạo ra hiệu ứng dây chuyền để quả vải Việt Nam có thương hiệu trên toàn cầu.
Doanh nghiệp Việt Nam tại Hàn Quốc đặt mục tiêu từ nay đến hết năm 2022 sẽ nhập khẩu, phân phối hàng nông sản, thực phẩm chế biến tại Hàn Quốc đạt doanh số 120 tỷ đồng.
Mô hình phối hợp này không chỉ ngắn hạn trong mùa dịch mà sẽ tạo sự chuyển động trong mục tiêu của ngành nông nghiệp là vừa gia tăng giá trị xuất khẩu vừa chú trọng thị trường trong nước.
Doanh nghiệp nhập khẩu cho biết đây mới chỉ là lô hàng vải tươi thu hoạch sớm đầu tiên trong vụ mùa 2021, càng vào chính vụ, số lượng nhập khẩu sang quốc gia lớn nhất châu Đại Dương sẽ tăng thêm.
Gần 50 DN tham gia Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt-Nhật 2021 sẽ giới thiệu nhiều sản phẩm tốt của Việt Nam phù hợp với nhu cầu cao của các nhà máy và người tiêu dùng Nhật Bản.
Gừng là mặt hàng đầu tiên trong chuỗi chương trình xúc tiến hàng nông sản Việt Nam vì gừng tươi tại Australia đang là một trong những mặt hàng khan hiếm, có giá bán lẻ rất cao khoảng 39 USD/kg.