Việc tháo dỡ nhà máy Tokai đã bị trì hoãn 10 năm so với kế hoạch ban đầu và dự kiến sẽ được thực hiện vào giữa những năm 2030, thời gian thực hiện dự kiến mất khoảng 70 năm với chi phí 1.000 tỷ yen.
Mục đích chính trong hoạt động của các phái bộ IAEA là giám sát hạt nhân và an toàn phóng xạ tại các cơ sở hạt nhân trong bối cảnh tình hình xung đột đang diễn ra tại Ukraine.
Từ ngày 22/12, Ủy ban quy chế năng lượng nguyên tử Nhật Bản bắt đầu xin ý kiến rộng rãi về phương án điều chỉnh quy định cấp phép kéo dài hoạt động cho các nhà máy điện hạt nhân tại nước này.
Theo Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu, EU phải giữ liên lạc cởi mở và khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran trên cơ sở của các cuộc đàm phán ở Vienna.
Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) Mohammad Eslami cho biết "năng lực làm giàu urani hiện nay của Iran đã tăng lên hơn 2 lần so với trước đây."
Các nhóm thanh sát viên của IAEA sẽ được triển khai tới các nhà máy điện hạt nhân tại các thành phố Zaporizhzhia, Rivne, Khmelnytskyi, Pivdennoukrainska và Chernobyl của Ukraine.
Ngoại trưởng Iran lên tiếng bày tỏ hy vọng các nhà đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) nỗ lực phá vỡ thế bế tắc trong các cuộc đàm phán nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Tổng giám đốc Rosatom khẳng định dự án El-Dabaa sẽ có tác động quan trọng đến đời sống kinh tế và xã hội của Ai Cập, đồng thời giúp quốc gia Bắc Phi dần chuyển sang các nguồn năng lượng ít carbon.
Phát biểu tại cuộc họp toàn thể của Đại hội đồng Liên hợp quốc về báo cáo của IAEA năm 2021, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ kêu gọi các quốc gia thành viên hợp tác với IAEA để đảm bảo an toàn hạt nhân.
Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian cho biết một phái đoàn nước này sẽ đến thủ đô Vienna (Áo) trong những ngày tới để thu hẹp bất đồng với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA).
Theo Giám đốc Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran, hoạt động làm giàu urani được thực hiện theo Đạo luật “Kế hoạch hành động chiến lược chống trừng phạt," được Quốc hội Iran thông qua tháng 12/2020.
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đã đến Nga theo kế hoạch và có cuộc gặp với Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin trong ngày 11/10.
Giám đốc Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran Mohammad Eslami khẳng định chương trình hạt nhân của Iran nhằm phục vụ các các mục đích dân sự như sản xuất điện, y tế, nông nghiệp và công nghiệp.
Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, 1 trong 6 lò phản ứng của Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine - nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở châu Âu - đã hư hại.
Với 26 phiếu thuận, 2 phiếu chống và 7 phiếu trắng, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ngày 15/9 đã thông qua nghị quyết kêu gọi Nga rời nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Ngày 13/9, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết cả 3 đường dây điện dự phòng tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia (ZNPP) ở miền Nam Ukraine đã được khôi phục.
Tổng Giám đốc IAEA nhấn mạnh Iran có một chương trình hạt nhân cần được xác minh theo cách thích hợp và theo ông, quy mô chương trình này đang mở rộng nhanh chóng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanani khẳng định về chủ đề bom hạt nhân hủy diệt hàng loạt, Iran tuân theo một sắc lệnh do thủ lĩnh tối cao của nước này đưa ra.
Nga và Iran bên đã nhất trí tăng cường đối thoại và đưa ra các giải pháp cụ thể để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nguyên tử vì mục đích hòa bình trong thời gian tới.