Phó Thủ tướng lưu ý Ngân hàng Chính sách xã hội phải triển khai cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi kịp thời đúng đối tượng, đảm bảo công khai, minh bạch, tránh sơ suất, trục lợi chính sách.
Ngân hàng Chính sách xã hội đã khẩn trương giải ngân 2.335 tỷ đồng dành cho các chính sách tín dụng, đồng thời tiếp tục giải ngân các chương trình tín dụng khác.
Nghị định số 27 quy định rõ việc huy động và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Mức vốn cho vay tối đa 10 triệu đồng/học sinh, sinh viên trong thời hạn tối đa 36 tháng; lãi suất cho vay 1,2%/năm, lãi suất nợ quá hạn bằng lãi suất cho vay hộ nghèo tại thời điểm vay vốn.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh khi thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, cần phân bổ nguồn lực phù hợp, hài hòa, tránh cơ chế “xin-cho,” không để xảy ra sai sót, vi phạm.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.
Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Chính phủ chuẩn bị Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội rất kỹ, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 24 ngày 30/12/2021 về chương trình này.
Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trong năm 2021 đã hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 608.700 lao động, giúp hơn 2.200 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 nhưng doanh số cho vay của Sóc Trăng năm 2021 vẫn đạt 1.200 tỷ đồng với 39.840 khách hàng, mức cho vay bình quân đạt 30 triệu đồng/hộ.
Theo nghị định mới, từ ngày 1/12, mức thu lệ phí trước bạ đối với ôtô, rơmoóc hoặc sơ mi rơmoóc được kéo bởi ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu hiện hành.
Nguồn vốn mà thành phố ủy thác sang NHCSXH thành phố Hà Nội không chỉ giúp các khách hàng bị đình trệ bởi dịch COVID-19 tổ chức lại sản xuất kinh doanh mà còn là hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp.
Theo Bộ Xây dựng, trong giai đoạn 2021-2025, nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp ở khu vực đô thị là khoảng 131.100 căn với tổng mức đầu tư 138.000 tỷ đồng.
Tính đến đầu tháng 10/2021, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đã đạt trên 255.000 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn nhận ủy thác từ địa phương đạt gần 25.000 tỷ đồng.
Đối tượng vay vốn là học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 là con trong gia đình có bố hoặc mẹ mất do dịch.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh ký Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với tín dụng chính sách xã hội.
Ông Dương Quyết Thắng được bổ nhiệm lại giữ chức vụ Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội; ông Lương Quốc Đoàn được bổ nhiệm kiêm giữ chức Ủy viên Hội đồng quản trị ngân hàng này.
Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, tính đến ngày 17/9, đã có 730 người sử dụng lao động được vay vốn để trả lương ngừng việc cũng như phục hồi sản xuất.
Cùng với việc tăng cường phòng, chống dịch, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh công tác đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ cho hộ nghèo, người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.