Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 20/3, các ông Ryozo Himino và Shinichi Uchida đã chính thức tiếp quản vị trí Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ).
Tính đến cuối tháng 12/2022, lượng trái phiếu Ngân hàng trung ương Nhật Bản nắm giữ có giá trị tới 546.930 tỷ yen (4.100 tỷ USD), trong khi tổng nợ chính phủ chưa thanh toán vào khoảng 1.051 tỷ yen.
Kết thúc 2 ngày họp, Hội đồng Chính sách Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã quyết định duy trì lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1% và lãi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm ở mức khoảng 0%.
Theo dự kiến, Giáo sư Ueda sẽ giữ chức Thống đốc BoJ từ ngày 9/4 tới thay cho Thống đốc sắp mãn nhiệm Haruhiko Kuroda, trong khi các ông Uchida và Himino sẽ trở thành Phó Thống đốc BoJ từ ngày 20/3.
Hạ viện Nhật Bản đã phê chuẩn đề xuất của Chính phủ bổ nhiệm Giáo sư Kazuo Ueda làm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) thay cho ông Haruhiko Kuroda, người sẽ mãn nhiệm vào tháng Tư tới.
Trong khoảng 1.000 người được phỏng vấn, 39,6% kêu gọi giảm quy mô chương trình kích thích, trong khi 36,4% cho rằngBoJ nên tiếp tục giữ lãi suất ở mức rất thấp để hỗ trợ nền kinh tế.
Ông Kazuo Ueda khẳng định “việc duy trì chính sách tiền tệ lỏng là thích hợp” nhằm đạt được mục tiêu lạm phát ổn định ở mức 2% cho dù chính sách này đang mang lại “nhiều tác dụng phụ.”
Việc BoJ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ không làm giảm bớt áp lực lạm phát và kinh tế suy giảm, trong khi sự khó đoán của chính sách trở thành yếu tố bất ổn lớn nhất trong năm 2023.
Nhà kinh tế cấp cao tại Viện nghiên cứu NLI cho rằng kiến thức lý thuyết vững chắc của Giáo sư Kazuo Ueda có thể giúp làm sáng tỏ và tinh chỉnh một số điểm trong chính sách tiền tệ của BoJ.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) nên để lợi suất dài hạn tự do hơn, chẳng hạn như tăng hoặc nới rộng mục tiêu lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm.
Lạm phát ở Nhật Bản hiện nay chủ yếu do chi phí thúc đẩy và sẽ không kéo dài nên BoJ vẫn tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng nhằm đạt được mục tiêu lạm phát ổn định và bền vững.
Mặc dù lạm phát tăng nhưng, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn quyết định giữ nguyên lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1% và lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mức khoảng 0%.
Trong bối cảnh tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại trong năm 2022 và giá khí đốt châu Âu chạm mức thấp nhất trong 16 tháng, chứng khoán Mỹ, châu Âu biến động trái chiều trong phiên giao dịch 17/1.
BoJ phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ của mình một lần nữa sau động thái hồi tháng 12/2022 khiến lợi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản tăng đột biến.
Trong bối cảnh các nhà đầu tư chờ quyết định chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tại cuộc họp trong tuần này, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á lên điểm.
Việc cập nhật dự báo cho thấy BoJ có niềm tin lớn hơn rằng nhu cầu mạnh sẽ cho phép các doanh nghiệp tăng giá và duy trì lạm phát ổn định ở mức mục tiêu 2% trong những năm tới.
Theo quyết định mới, lãi suất mà Bộ Tài chính Nhật Bản sẽ trả cho các trái chủ của trái phiếu chính phủ (JGB) kỳ hạn 10 năm sẽ tăng từ 0,2% lên 0,5%, cao nhất kể từ tháng 12/2014.
Các nhà giao dịch cho rằng sức mua đối với đồng yen đã tăng lên khi các bên tham gia thị trường dự đoán BOJ sẽ điều chỉnh tăng dự báo triển vọng lạm phát tại cuộc họp chính sách của ngân hàng này.