Ngân sách được Bộ Quốc phòng Nhật Bản đề nghị không bao gồm các chi phí dành cho các căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản, vốn tiêu tốn khoảng 200 tỷ yen mỗi năm.
Với động thái mới, việc tăng thuế phục vụ cho mục tiêu tăng ngân sách quốc phòng một lần nữa được kéo dài thêm so với thời hạn hoãn tăng thuế đến sau tài khóa 2024 mà chính phủ công bố trước đó.
Báo cáo cho hay chi tiêu tăng đột biến, chủ yếu do cuộc khủng hoảng Ukraine gây ra, là mức tăng cao nhất trong một năm về chi tiêu quân sự của một quốc gia từng được ghi nhận trong dữ liệu SIPRI.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, chi tiêu quân sự toàn cầu năm 2022 đã tiếp nối đà tăng 8 năm liên tiếp, lên mức 2.240 tỷ USD - tương đương 2,2% Tổng sản phẩm nội địa của thế giới.
Hạ viện Séc đã thông qua dự luật quy định chi ít nhất 2% GDP cho ngân sách quốc phòng hằng năm; theo kế hoạch, ngân sách cho Bộ Quốc phòng Séc có thể tăng thêm 21,5 tỷ CZK (1 tỷ USD) trong năm tới.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho rằng Mỹ phải chiếm ưu thế trước Trung Quốc trong mọi khía cạnh quân sự để duy trì hòa bình vốn có giữa các cường quốc từ sau Chiến tranh thế giới 2.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu, với quyết định điều chỉnh mới, quân nhân có thể duy trì trong lực lượng dự bị cho đến khi họ 70 tuổi và 72 tuổi đối với một số vị trí nhất định.
Trả lời phỏng vấn tờ Welt am Sonntag ngày 11/3, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho rằng ngân sách quốc phòng của nước này cần tăng "trong những năm tới."
Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh ngân sách này củng cố cam kết của Mỹ trong việc đối mặt với những thách thức toàn cầu và giữ an toàn cho Washington; cạnh tranh với Trung Quốc và hỗ trợ Ukraine.
Thủ tướng Morawiecki nêu rõ xung đột tại Ukraine buộc Ba Lan phải tự trang bị vũ khí nhanh hơn, do đó nước này sẽ thực hiện nỗ lực chưa từng có là chi khoản ngân sách quốc phòng tương đương 4% GDP.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 20/1 thông báo 400 tỷ euro sẽ được dành cho ngân sách quốc phòng từ năm 2024 đến 2030, tăng so với mức 295 tỷ euro trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2025.
KCNA ngày 19/1 đưa tin chi tiêu quốc phòng của Triều Tiên trong năm 2023 chiếm 15,9% ngân sách quốc gia, đồng thời nhấn mạnh rằng con số này không thay đổi kể từ năm 2020.
Thủ tướng Meloni tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết của “sự hiện diện có tổ chức hơn của châu Âu” trong NATO với EU đóng vai trò là một trong hai trụ cột chính cùng với Mỹ.
Các chuyên gia quân sự ước tính ngân sách của Bộ Quốc phòng Anh trong giai đoạn 2024-2025 phải tăng từ 48,6 tỷ bảng lên 50,1 tỷ bảng để tránh bị cắt giảm trong điều kiện thực tế.
Ủy ban thuế của đảng LDP cho biết thêm việc tăng thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập và thuế thuốc lá sẽ được triển khai vào "một thời điểm thích hợp" trong tài khóa 2024 hoặc sau đó.
Theo dự kiến, Chính phủ Nhật Bản sẽ thông qua dự thảo về Chiến lược An ninh Quốc gia, Chiến lược Quốc phòng và Chương trình Quốc phòng Trung hạn vào cuối tuần này.
Với tỷ lệ 350 phiếu ủng hộ, Hạ viện Mỹ đã ủng hộ dự luật mở đường cho việc thông qua ngân sách quốc phòng kỷ lục 858 tỷ USD vào năm tới, cao hơn 45 tỷ USD so với đề xuất của Tổng thống Biden.