Từ tình yêu sắc màu thổ cẩm quê hương, chị Sùng Thị Lan thành lập hợp tác xã Mường Hoa, nơi chị gửi gắm ước mơ lan tỏa giá trị văn hóa của dân tộc và giúp người dân địa phương thoát nghèo.
Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng thiêng liêng cầu mong mùa màng tươi tốt, ấm no, lễ cúng rừng của người Mông ở Si Mai Ca còn giúp giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống.
Không chỉ bảo vệ hàng trăm hécta rừng nguyên sinh trên đỉnh núi Pà Cò, vợ chồng ông Khà A Lứ, người dân tộc Mông còn biến nơi đây thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách.
Hang Kia-Pà Cò hấp dẫn du khách bởi những bản làng nằm ẩn mình trong thung lũng mờ sương, bốn bề là núi đá bao quanh, quanh năm mát mẻ với khí hậu 4 mùa trong ngày.
54 dân tộc Việt Nam đều có những phong tục rất độc đáo để chào đón Năm mới - đón Tết cổ truyền, những phong tục đặc trưng riêng biệt đã tạo nên một bức tranh ngày Tết đa sắc màu và đầy thú vị.
Trên các bản ở huyện Sốp Cộp, mùa Xuân đã gõ cửa mọi nhà. Gác lại việc lao động, sản xuất, người dân các bản vùng cao đã thay bộ trang phục mới, rực rỡ sắc màu để vui Xuân, đón Tết.
Mộc Châu là vùng đất mà dù đã đi nhiều nhưng mỗi lần sau đều có những thú vị mới, hấp dẫn. Thảo nguyên ấy không chỉ đẹp mới 4 mùa hoa khoe sắc mà còn có những điểm đến độc, lạ khiến lòng người mê đắm.
Sống trên đá, xây nhà bằng đá, đặc biệt là bờ rào đá là một trong những nét kiến trúc độc đáo của đồng bào người dân tộc Mông sinh sống ở Cao nguyên đá Đồng Văn và ở huyện Mèo Vạc, Hà Giang.
Sau 75 năm, công cuộc "diệt giặc dốt" ở Trạm Tấu (Yên Bái) đã gặt hái được nhiều thành công, trình độ dân trí được nâng lên, kinh tế-xã hội phát triển, đời sống của bà con dân tộc ngày được cải thiện.
Sự đầu tư của Nhà nước cũng như địa phương cho việc “nuôi con chữ” ở xã Chế Tạo là rất lớn, tuy nhiên để giúp trẻ em người Mông nơi đây đến trường bền vững cần nhiều vào công tác xã hội hóa giáo dục.
Tiếng vó ngựa thân quen ấy cũng đặc biệt nhắc nhớ những người con Bắc Hà xa quê lâu năm ấn tượng về giải đua ngựa truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm ở địa phương này.
“Hơn ai hết, tôi hiểu rằng chỉ có học tập mới mang lại hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn đối với những học sinh nghèo khó ở vùng miền núi quê tôi,” thầy Quân chia sẻ.
Một phụ nữ Mông ở Mù Cang Chải chia sẻ nghề dệt thổ cẩm từ lâu đã gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang nét văn hóa độc đáo của phụ nữ Mông.
Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông ở huyện Mai Châu (Hòa Bình) là lễ hội dân gian truyền thống, nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đã có từ lâu đời nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa, dân tộc.
Khác với Tết Nguyên đán của người Kinh, Tết của người Mông diễn ra một tháng trước Tết của người Kinh và các dân tộc khác và kéo dài trong vòng một tháng.