Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội đề nghị các đơn vị tạo môi trường thuận lợi giúp các doanh nghiệp phục hồi, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng trên địa bàn.
Dự kiến, trong quý 4, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tập trung triển khai 43 sự kiện kích cầu tiêu dùng cho các doanh nghiệp nhằm đưa các sản phẩm của các doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng
Thủ tướng đề nghị MTTQ phối hợp chặt hơn với Chính phủ về nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, tạo điều kiện để dân phát huy quyền làm chủ, tham gia hiệu quả vào quản lý Nhà nước...
Tiếp tục khơi thông thị trường nội địa gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một trong những giải pháp quan trọng bảo đảm ổn định sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Với khả năng có thể sẽ phải sống chung an toàn với dịch bệnh COVID-19, mở cửa thị trường nội địa sẽ là "cứu cánh" của nhiều doanh nghiệp để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất-kinh doanh.
Nhằm đẩy mạnh hơn việc thực hiện Cuộc vận động này trong thời gian tới, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam, các đoàn thể thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm.
Mục tiêu đến năm 2025, thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh với tỷ lệ trên 85% tại các kênh phân phối hiện đại và trên 80% các kênh phân phối truyền thống.
Nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Đề án hướng đến mục tiêu giữ thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh với tỷ lệ trên 85% tại các kênh phân phối hiện đại và trên 80% các kênh phân phối truyền thống.
Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Quảng Ninh có thư kêu gọi các tập thể, cá nhân ưu tiên sử dụng hàng hóa, dịch vụ được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Để đảm bảo bình ổn giá cũng như cung ứng đủ hàng thiết yếu trong dịp Tết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu các doanh nghiệp toàn tỉnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình bình ổn giá.
Sau 10 năm triển khai, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giảm nhập siêu, đảm bảo cân đối cung-cầu nhanh chóng.
Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đã có 141/189 sản phẩm, dịch vụ của 103 doanh nghiệp được người tiêu dùng bình chọn đáp ứng quy định theo quy chế bình chọn.
Tự hào hàng Việt năm 2020 có nhiều điểm mới với các hoạt động trải nghiệm, tương tác trực tiếp giữa người tiêu dùng với sản phẩm, dịch vụ, qua đó góp phần nâng cao thị phần của hàng hoá trong nước.
Để được trao giải thưởng này, các doanh nghiệp đều phải đảm bảo tiêu chí gồm năng lực tài chính, có chính sách đầu tư thương hiệu, hoạt động kinh doanh bền vững.
Thành ủy Đà Nẵng vừa ban hành Chỉ thị về lãnh đạo đẩy mạnh hoạt động khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội trong tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống đã có những gắn kết chặt chẽ nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản và hàng sản xuất trong nước.
Chủ tịch VCCI cho biết: “Hơn lúc nào hết, giờ cần đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam,” vì đây chính là hành động thiết thực nhất để hậu thuẫn cho doanh nghiệp.