Theo Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM, thành phố có lượng thuốc được quản lý kiểm soát chặt trước tình hình F0 tăng thời gian qua; gói thuốc C, kháng virus sẽ được cấp rộng rãi cho người dương tính....
Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, hiện thành phố có hơn 6.500 nhà thuốc tư nhân, phân bố khắp 22 quận, huyện và thành phố Thủ Đức, các nhà thuốc thường ở khu vực đông dân cư như gần chợ, khu công nghiệp...
Phương án điều trị F0 triệu chứng nhẹ tại nhà nhằm giảm tải hệ thống y tế; tạo điều kiện thuận lợi cho người mắc COVID-19 được tiếp cận sớm nhất, nhanh nhất với dịch vụ y tế.
Trong hướng dẫn mới ban hành của Bộ Y tế, người nhiễm SARS-CoV-2 được phân loại theo 4 nhóm nguy cơ (theo bảng màu đỏ, cam, vàng và xanh) và định hướng xử trí, cách ly, điều trị riêng theo từng nhóm.
Theo bản tin của Bộ Y tế, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 2/12 là 13.258 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi tại Việt Nam lên con số 1.005.310 ca.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Sở Y tế Hà Nội khẩn trương xem xét, xác minh thông tin phản ánh việc “cách ly người bệnh COVID-19 suốt 16 giờ trên xe cứu thương tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn II.”
Tính đến ngày 1/12, trên địa bàn Lâm Đồng có 3.494 ca mắc COVID-19; trong đó, có 2.320 ca đang điều trị tại các cơ sở y tế. Riêng trong 24 giờ qua, đã phát hiện 194 ca COVID-19.
Điều kiện để tổ chức thực hiện quản lý, chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà là khi số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 vượt quá khả năng đáp ứng về nguồn lực.
Người dân được khuyến khích tự test nhanh khi nghi mắc COVID-19 và khai báo với trạm y tế gần nhất nếu có kết quả dương tính, để được lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR, sau đó tự cách ly tại nhà.
Chính phủ quyết nghị chế độ phụ cấp chống dịch mức 450.000 đồng/người/ngày áp dụng với người trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người mắc, nghi mắc tại cơ sở thu dung và điều trị COVID-19.
Theo nghiên cứu, trong số 43 người Australia từng mắc COVID-19 nhẹ 1 năm trước, tỷ lệ bệnh nhân có kháng thể chống lại được Delta - biến thể chính và lây lan nhanh hiện nay chỉ là 16,2%.
Người mắc COVID-19 được quản lý, chăm sóc tại nhà phải đáp ứng các điều kiện là người bị bệnh không có triệu chứng lâm sàng, hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã có công văn chấp nhận chủ trương điều trị người mắc COVID-19 và cách ly các trường hợp F1 tại nhà, nơi lưu trú khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu.
Thời gian Bình Thuận thí điểm quản lý người mắc COVID-19 tại nhà là 3 tháng từ ngày 9/11. Tùy hiệu quả công tác thí điểm, căn cứ tình hình thực tế, tỉnh sẽ tiến hành điều chỉnh, bổ sung phương án.
Các nhà khoa học Bỉ và Đức khẳng định SARS-CoV-2 chỉ lây cho các tế bào nâng đỡ có chức năng hỗ trợ cho các tế bào thần kinh khứu giác trong mũi, mà không phải các tế bào thần kinh cảm giác khứu.
Trước tình hình Quảng Ninh ngày càng có nhiều người về từ các địa phương có dịch COVID-19, tỉnh chủ động tăng cường thực hiện nghiêm xét nghiệm tầm soát phát hiện sớm người mắc COVID-19 tại cộng đồng.
Theo CDC Mỹ, các dữ liệu khoa học chứng minh việc tiêm vaccine có thể tạo ra phản ứng miễn dịch cao hơn và ổn định hơn, theo đó người đã được tiêm sẽ không phải nhập viện điều trị nếu mắc COVID-19.
Qua phân tích trạng thái protein của các tế bào, các nhà nghiên cứu Đan Mạch chẩn đoán sớm nguy cơ nhập viện, tử vong của F0 - khi người bệnh có hoặc không có triệu chứng mắc COVID-19.
Sở Y tế TP.HCM đang xây dựng lộ trình phục hồi công năng các bệnh viện trở về trạng thái "bình thường mới," vừa sẵn sàng thu dung, điều trị người mắc COVID-19, vừa khám bệnh, chữa bệnh thông thường.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người hút thuốc có nguy cơ nhập viện cao hơn 80% và nguy cơ tử vong do COVID-19 cao hơn đáng kể so với những người chưa bao giờ hút thuốc.