Trong năm 2022, tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp kích cầu và mở cửa lại hoạt động du lịch, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Thí sinh Lê Thị Hương Ly (đại diện Việt Nam tham gia cuộc thi) cho biết, cảm thấy rất hạnh phúc, tự hào khi là một người Việt Nam được trải nghiệm những vẻ đẹp truyền thống của Việt Nam.
Chủ tịch nước vui mừng nhận thấy Lai Châu đã vượt qua giai đoạn đặc biệt khó khăn và đang nỗ lực phấn đấu trở thành tỉnh trung bình trong khu vực miền núi phía Bắc.
Lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống được trao truyền từ nhiều đời nay và đã trở thành di sản độc đáo của dân tộc Xinh Mun.
Theo phong tục người Mông Mù Cang Chải, vật cúng là thịt lợn hoặc thịt gà; cơm phải nấu từ gạo mới, nồi mới; mâm cúng có thêm bát canh, hoa quả và rượu trắng.
Điểm bay dù lượn Khau Phạ, huyện Mù Cang Chải nằm ở độ cao hơn 1.200m so với mực nước biển, và là một trong những điểm bay được đánh giá là đẹp nhất Việt Nam cũng như trên thế giới.
Những sản phẩm được chế biến từ nếp Tan Tú Lệ không chỉ là tinh hoa của đất trời mà còn có cả tình yêu, hồn đất, hồn người gửi gắm nên được thực khách gần xa đánh giá rất cao.
Thủ tướng đánh giá cao mục tiêu phát triển Yên Bái nhanh và bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc,” trở thành tỉnh khá vào năm 2025.
Chương trình nghệ thuật với chủ đề "Xòe Thái - Tinh hoa miền di sản" hấp dẫn, hoành tráng và đầy màu sắc đã được tổ chức tối 24/9 tại lễ đón Bằng công nhận Xòe Thái là di sản văn hóa thế giới.
“Xòe Thái là hội tụ của nét đẹp văn hóa nên quảng bá Xòe Thái là trách nhiệm của tất cả chúng ta; góp phần thúc đẩy giao lưu giữa văn hóa của dân tộc và văn hóa nhân loại,” Thủ tướng khẳng định.
Nghệ thuật xòe Thái tượng trưng cho cái đẹp, chứa đựng các giá trị nghệ thuật vũ đạo, âm nhạc, ca hát, trang phục, ẩm thực và ứng xử văn hóa của cộng đồng người Thái.
Việc ghi danh hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại đã khẳng định sự đánh giá cao của quốc tế đối với những giá trị văn hóa của Việt Nam.
Triển lãm “Di sản Nghệ thuật Xòe Thái Việt Nam” và “Ảnh đẹp Du lịch 8 tỉnh Tây Bắc” mở rộng trưng bày 250 ảnh giới thiệu nét đẹp trong nghệ thuật múa xòe của đồng bào Thái Mường Lò và vùng Tây Bắc.
Xòe phản ánh bước đường chinh chiến của cha ông đoàn kết chống kẻ thù, tạo nên sức mạnh trị thủy, khai phá đất đai và mong ước một cuộc sống sinh sôi nảy nở.
2.022 người sẽ tham gia màn xòe Thái trong Chương trình nghệ thuật “Tây Bắc-Vang mãi bản hòa ca," tổ chức tại Quảng trường 19/8, trung tâm tỉnh Yên Bái nhằm hưởng ứng lễ đón nhận bằng của UNESCO.
Trong rất nhiều đóng góp của nghệ nhân Lò Văn Biến với văn hóa Thái, đáng ghi nhận hơn cả là việc khôi phục sáu điệu xòe cổ mang hồn cốt của đất Mường Lò.
Ban tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận nghệ thuật xòe Thái là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại Yên Bái sẽ phát vé miễn phí thay vì mở cửa tự do.
Hầu hết cộng đồng người Thái tỉnh Sơn La thích được tham dự các cuộc sinh hoạt múa xòe nói riêng và sinh hoạt văn hóa cộng đồng nói chung, làm sôi động thêm cuộc sống hằng ngày ở các bản, mường.
Bên cạnh lễ đón nhận bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái," tỉnh Yên Bái cũng sẽ khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
Thời gian qua, đồng bào dân tộc Thái đã duy trì phát triển điệu xòe trong các lễ hội truyền thống, cưới hỏi, từ đó, tạo sức hút trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc.