Khép phiên ngày 6/10, giá dầu Brent biển Bắc tăng 1,05 USD (1,1%) lên 94,42 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 69 xu Mỹ (0,8%) lên 88,45 USD/thùng, sau khi tăng 1,4% phiên 5/10.
Giá dầu thế giới giao dịch kỳ hạn đã tăng vọt trong tuần này và trở lại mức cao nhất trong 3 tuần, sau khi OPEC+ nhất trí cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu ở mức 2 triệu thùng/ngày, bắt đầu từ tháng 11.
Phiên giao dịch ngày 30/9, giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu, nhưng tính chung cả tuần, giá vẫn tăng lần đầu trong 5 tuần qua, nhờ sự hỗ trợ từ đồng USD yếu và khả năng OPEC+ đồng ý giảm sản lượng.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tiếp tục giảm trong bối cảnh môi trường kinh tế toàn cầu biến động theo hướng tiêu cực.
Theo Bộ trưởng Tài chính Nga, việc phân bổ ngân sách 3 năm tiếp theo sẽ là khó khăn lớn nhất vì phải phân bổ các khoản chi để để đạt được chủ quyền về công nghệ.
Giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao tháng 10/2022 tăng 1,6 USD, hay gần 2%, lên chốt phiên ở mức 83,54 USD/thùng tại New York. Giá dầu Brent giao tháng 11 tăng 1,15 USD, hay 1,3%, lên 89,15 USD/thùng.
Sáng 5/9, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn tăng 1,43 USD, tương đương 1,5%, lên 94,45 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ đứng ở mức 88,12 USD/thùng, tăng 1,25 USD, tương đương 1,4%.
OPEC+ dự kiến nhóm họp vào ngày 5/9 trong bối cảnh nhu cầu dầu mỏ được dự báo sẽ sụt giảm mặc dù nhà sản xuất hàng đầu là Saudi Arabia cho biết nguồn cung vẫn còn khan hiếm.
Kuwait, nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ tư trong OPEC, đã tăng sản lượng dầu thô của mình lên 2,81 triệu thùng/ngày nhằm thực hiện cam kết đảm bảo nguồn cung ổn định cho các thị trường dầu mỏ quốc tế.
Sản lượng của OPEC trong tháng Bảy đã tăng thêm 216.000 thùng/ngày so với tháng Sáu, đạt tổng cộng 28,896 triệu thùng/ngày, nhờ nguồn cung gia tăng tại 7 nước thành viên.
Ngoài việc ngừng chuyển dầu thô sang châu Âu, Venezuela cũng yêu cầu các công ty dầu mỏ Eni SpA của Italy và Repsol SA của Tây Ban Nha đổi xăng lấy các lô hàng dầu thô trong tương lai.
Tập đoàn hóa dầu MOL của Hungary đã thực hiện “các bước đi thích hợp” để nguồn cung dầu mỏ cho Hungary và Slovakia qua nhánh phía Nam tuyến Druzhba được nối lại.
Các nhà phân tích từ công ty giao dịch hàng hóa Haitong Futures cho biết, thị trường dầu đang “loay hoay” tìm hướng đi, cho thấy các nhà đầu tư chưa đạt được đồng thuận về triển vọng cung cầu.
Công ty Slovnaft của Slovakia đã thực hiện thanh toán vào tài khoản của công ty Ukraine và hy vọng nguồn cung dầu mỏ sẽ được nối lại trong những ngày tới. Phía Nga cũng đồng ý với giải pháp này.
Nhu cầu xăng tại Mỹ thấp hơn dự đoán do người dân Mỹ bị sốc với giá xăng tăng cao kỷ lục hơn 5 USD/gallon (3,78 lít) trong tháng 6 kéo theo nhu cầu đi lại trong mùa Hè cao điểm giảm mạnh.
Quan chức cố vấn về an ninh năng lượng Mỹ Hochstein nhận định các nhà sản xuất dầu thô lớn có nguồn dự phòng và có khả năng tăng nguồn cung sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Trung Đông.
Hiện Đức đang nỗ lực chuẩn bị cho kịch bản nguồn cung từ đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 bị cắt hoàn toàn hoặc gián đoạn do xung đột Nga-Ukraine và các lệnh trừng phạt.
Giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn tăng 11 xu Mỹ (0,1%) lên 107,13 USD/thùng, trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ New York (WTI) giảm 15 xu Mỹ (0,1%) xuống 104,64 USD/thùng,
Khoảng 1 triệu thùng dầu từ Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược Mỹ sẽ được bán ra mỗi ngày từ nay cho đến hết tháng 10 trong bối cảnh nguồn cung dầu thô trên toàn cầu bị gián đoạn.