Từ ngày 15/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ xảy ra đợt rét đậm, rét hại với nhiệt độ thấp nhất 11-14 độ C, vùng núi 8-11 độ C, vùng núi cao dưới 5 độ C và có khả năng xảy ra băng giá.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên Bắc Bộ trời chuyển rét, trong khi đó do đỉnh triều cường tăng nên nguy cơ ngập úng cao có thể xảy ra tại các vùng trũng thấp ven biển các tỉnh Nam Bộ và TP.HCM.
Từ ngày 12-16/12, đỉnh triều tại các vùng ven biển Nam Bộ tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao, từ ngày 17/12 sẽ giảm dần, đỉnh triều cao nhất tại Vũng Tàu có thể đạt 4,35m vào rạng sáng 16/12.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng kịch bản, tình huống để chủ động ứng phó với thiên tai, nhờ đó giúp EVN giảm thiệt hại ở mức thấp nhất và khôi phục hệ thống điện trở lại nhanh nhất sau thiên tai.
Từ 4 giờ ngày 15/11 đến 4 giờ ngày 16/11, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.
Từ 16 giờ ngày 14/11 đến 16 giờ ngày 15/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km đi vào đất liền các tỉnh, thành từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Các tỉnh khu vực Bắc và Trung Trung Bộ từ phía Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi có thể chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 13 với mưa lớn và gió giật mạnh cấp 14.
Do ảnh hưởng của bão số 13, từ trưa 14/11, trên đất liền từ phía Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng ven biển có nơi cấp 10, giật cấp 12.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, các địa phương, đơn vị, lực lượng chức năng không được phép chủ quan trong bất kỳ tình huống nào, kể cả sau khi bão tan; tiếp tục rà soát các hồ đập, xử lý các hồ đập yếu...
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam hiện đã tiếp nhận được hơn 20 tỷ đồng và nhiều nhu yếu phẩm từ các nhà hảo tâm hỗ trợ, góp phần giúp người dân ổn định cuộc sống sau bão lũ.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các đơn vị chức năng tiến hành rà soát đảm bảo an toàn các trụ sở sơ tán tập trung, sẵn sàng phương án sơ tán dân khỏi các nơi nguy hiểm khi có tình huống xấu.
Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên với sức gió mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 14.
Từ 7 giờ đến 19 giờ ngày 28/10, bão số 9 đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên với sức gió mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 14 sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Sau khi đổ bộ, bão số 9 có thể đi sâu vào đất liền và "quần thảo" rồi mới suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Rạng sáng 28/10, bão tiến vào vùng biển Đà Nẵng-Phú Yên với sức gió mạnh cấp 14.
Dự báo đến 7 giờ ngày 28/10, vị trí tâm bão ở ngay trên vùng biển từ Đà Nẵng đến Phú Yên; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150 km/giờ), giật cấp 16.
Từ đêm 27/10 đến ngày 29/10, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400 mm/đợt; Bắc Tây Nguyên 100-200 mm/đợt.
Đến 16 giờ ngày 27/10, vị trí tâm bão cách bờ biển từ Đà Nẵng đến Phú Yên khoảng 400km về phía Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150 km/giờ), giật cấp 16.
Đại diện lãnh đạo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia khẳng định "gọi bão số 9 là cơn cuồng phong cũng không sai" bởi đây là cơn bão mạnh nhất kể từ đầu năm 2020 đến nay.
Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, trong phạm vi 8 tỉnh bị ảnh hưởng của bão số 9, cần đặc biệt quan tâm đến 5 đối tượng có nguy cơ cao.