Vào khoảng 9 giờ 15 phút ngày 26/7, một tuabin điện gió tại một nhà máy điện gió thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong đã bất ngờ bốc cháy. Hiện, đám cháy đã cơ bản được khống chế.
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Điện gió Cao Nguyên 1 phối hợp với chính quyền xác định có 4 hộ dân có nhà ở, vật kiến trúc bị ảnh hưởng trực tiếp do nằm trong hành lang an toàn cột tháp gió.
Chủ tịch điều hành của Cơ quan Năng lượng mới và Tái tạo Ai Cập, Mohammed El-Khayat tiết lộ rằng nhà máy mới sẽ được xây dựng trên diện tích 3.000km2 và sau khi hoàn thành sẽ tạo ra 10GW điện.
Việc vận hành thử nghiệm dự án điện gió Ia Le 1 gây bức xúc trong nhân dân xã Ia Le, nên trong ngày 31/5, nhiều người dân đã tập trung kéo lên trụ sở Ủy ban Nhân dân huyện Chư Pưh khiếu kiện.
Những hộ dân ở gần dưới hành lang dự án bị ảnh hưởng bởi âm thanh phát ra từ các trụ điện gió, nước mưa bay theo cánh quạt bay vào nhà và nguy cơ mất an toàn do ở quá gần.
Theo thống kê của Ủy ban Nhân dân xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, đến cuối năm 2022, toàn xã có 37 hộ dân bị ảnh hưởng bởi Nhà máy Điện gió Ia Le 1 (nằm trong hành lang an toàn cột tháp gió).
Nhà máy Điện gió Cầu Đất là nhà máy điện gió đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng, được khởi công xây dựng từ năm 2019 tại thôn Trường Thọ, xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt với tổng kinh phí 57 triệu USD.
Theo đại diện EVN, tính đến 10/5, có 15 dự án hoàn thiện hồ sơ và đang tiến hành thỏa thuận giá điện. Hiện EVN đã phê duyệt giá tạm thời cho Nhà máy điện gió Nam Bình 1 và Nhà máy điện gió Viên An.
Trong giai đoạn 1, doanh nghiệp Việt Nam sẽ khảo sát tính khả thi phát triển nhà máy điện gió trên diện tích 2.687ha đất tại huyện Sepon, tỉnh Savannakhet, giáp Việt Nam, với công suất dự kiến 252MW.
NSEC, gồm Ủy ban châu Âu, tám quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Na Uy, tập trung hỗ trợ xây dựng các nhà máy điện gió và mạng lưới phân phối trong khu vực.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu phản hồi, Công ty TNHH BayWar.e. Wind Projecs là doanh nghiệp đầu tiên đến khảo sát, tìm hiểu để đầu tư phát triển điện gió tại tỉnh.
Ngày 8/4, tại Sóc Trăng, nhà máy điện gió số 5 (Dự án nhà máy điện gió Lạc Hòa 1) và nhà máy Điện gió số 6 (Nhà máy điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng) đã đi vào hoạt động.
Tiền Giang tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng Nhà máy Điện gió Tân Phú Đông 2 có công suất 50MW với tổng mức đầu tư 2.242 tỷ đồng tọa lạc tại xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông.
Cụm dự án nhà máy điện gió Đơn Dương 1, 2, 3 và 3A có tổng công suất gần 200MW do Công ty cổ phần đầu tư EMI thực hiện được đề xuất bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện quốc gia giai đoạn 2021-230.
Theo Công ty Cổ phần Đầu tư Năng lượng tái tạo Cà Mau, trong quá trình thi công xây dựng, vận hành, đến nay đã xảy ra nhiều trường hợp mất cắp vật tư, thiết bị xây dựng tại khu vực dự án.
Tính đến nay, tỉnh Trà Vinh đã có 5 công trình điện gió hoàn thành và hòa vào lưới điện quốc gia với tổng công suất 322MW, có vốn đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng.
Ngày 15/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Công ty cổ phần Năng lượng Sóc Trăng tổ chức khánh thành Nhà máy điện gió số 7 tại Ấp Âu Thọ B, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Nhà máy điện gió Đông Hải I, có tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, tại vị trí biển V1-7, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, với quy mô 25 trụ gió có độ cao 105 m, đạt tổng công suất 100 MW.