Giới chức cho biết không có hiện tượng bất thường xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Tokai số 2 trên bờ biển Ibaraki hay các nhà máy Fukushima số 1 và Daini sau trận động đất ở Nhật Bản sáng 22/5.
Tổng giám đốc IAEA cam kết các bên có thẩm quyền sẽ tiếp tục giám sát tiến trình ngừng hoạt động của nhà máy điện hạt nhân Fukushima - tiến trình được dự đoán sẽ kéo dài hàng thập kỷ.
Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matviyenko nhấn mạnh Nga để ngỏ cánh cửa đối thoại với phương Tây nhằm đạt mục tiêu an ninh “bình đẳng” ở châu Âu, nhưng phải trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.
Công ty Fennovoima của Phần Lan tuyên bố hủy bỏ hợp đồng xây lò phản ứng công suất 1.200 MW do Nga thiết kế, bởi “cuộc chiến ở Ukraine đã làm trầm trọng thêm các nguy cơ đối với dự án này."
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế ngày 22/4 cho biết đoàn chuyên gia của cơ quan này sẽ tới nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Ukraine vào ngày 26/4 tới để giúp đảm bảo an toàn cho cơ sở này.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 19/4 đã khởi động Chương trình tín dụng hạt nhân trị giá 6 tỷ USD nhằm hỗ trợ các nhà máy hạt nhân đang "chật vật" tìm cách duy trì hoạt động.
Trận động đất đã gây rung lắc mạnh với độ lớn 5,0 tại thị trấn Shirosato, tỉnh Ibaraki, trong khi nhiều khu vực thuộc tỉnh Fukushima, Ibaraki, Tochigi, Saitama ghi nhận mức độ rung lắc độ lớn 4,0.
Nước Anh đã đặt mục tiêu trung hòa khí thải carbon vào năm 2050 và Chính phủ Anh dự kiến sẽ công bố chiến lược an ninh năng lượng mới vốn bị trì hoãn nhiều lần vào tuần tới.
IAEA dự định đưa ra các nguyên tắc an ninh hạt nhân chung ở Ukraine theo định dạng ba bên nhưng không suôn sẻ; sau đó IAEA đã nhất trí riêng với Nga và Ukraine về những kế hoạch hành động tiếp theo.
Tổng giám đốc IAEA đã có mặt tại nhà máy điện hạt nhân ở miền Nam Ukraine để bắt đầu triển khai sự hỗ trợ về kỹ thuật của IAEA nhằm đảm bảo an toàn và an ninh cho các cơ sở hạt nhân ở Ukraine.
Tính đến thời điểm 7 giờ sáng 17/3 theo giờ địa phương, trận động đất mạnh đã khiến 2 người thiệt mạng và ít nhất 91 người bị thương, chủ yếu ở tỉnh Fukushima và Miyagi.
Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi mô tả các cuộc gặp riêng rẽ với Ngoại trưởng Nga và Ukraine là "khó khăn" song cả hai đều cam kết hợp tác với IAEA trong vấn đề đảm bảo an ninh hạt nhân.
Ngày 8/3, Lực lượng Vệ binh quốc gia Nga (Rosgvardiya) đã kiểm soát nhà máy điện hạt nhân lớn nhất của Ukraine là Zaporizhzhia và các nhân viên của nhà máy đang làm việc bình thường.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đang tiến triển đúng kế hoạch và sẽ không chấm dứt chừng nào Kiev còn chưa ngừng giao tranh.
Tổng Giám đốc IAEA nhấn mạnh việc liên lạc ổn định giữa cơ quan quản lý và vận hành có vai trò sống còn trong đảm bảo an toàn và an ninh hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine.
Tổng thống Nga Putin cho rằng đề xuất về cuộc gặp ba bên với Ukraine và IAEA "có thể hữu ích, nhưng nên cân nhắc phương án tổ chức theo hình thức hội nghị từ xa hoặc tại một nước thứ ba.”
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, các thành viên NATO, các ngoại trưởng G7 đã tổ chức các họp khẩn trong ngày 4/3 để bàn về những diễn biến mới nhất tại Ukraine cũng như cách hỗ trợ quốc gia Đông Âu này.
Tính đến 16h ngày 4/3, ngọn lửa đã thiêu rụi khoảng 500ha rừng và 12 ngôi nhà. Khoảng 3.950 người dân sống tại 9 ngôi làng thuộc khu vực đã phải đi sơ tán.