Mặc dù đã xuất hiện một số thông tin cho thấy lệnh cấm xuất khẩu dầu ăn của Indonesia sẽ không tác động tới một số sản phẩm, song nó vẫn có nguy cơ làm gia tăng lạm phát lương thực.
Theo Bộ trưởng Kinh tế Đức, tính đến thời điểm 24/2, Đức vẫn nhập khẩu 35% dầu từ Nga, nhưng trong vòng 8 tuần, nguồn cung này đã giảm xuống còn khoảng 12%.
Bộ trưởng Bộ Năng lượng Mỹ nói rằng mức tăng nguồn cung dầu ra thị trường của Mỹ sẽ là khoảng 1 triệu thùng/ngày, đây chính là một trong những lý do khiến giá dầu chững lại.
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Vera Jourova nhận định châu Âu đã quá phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga và còn nhiều công việc phải làm hơn nữa khi muốn gây sức ép với Moskva.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) phải tránh đối đầu quân sự trực tiếp với Nga, điều mà ông cho là có thể dẫn tới chiến tranh thế giới lần thứ 3.
Bộ Tài chính Vương quốc Anh ngày 22/4 thông báo cho phép thanh toán tiền mua khí đốt của Nga thông qua ngân hàng Gazprombank đến ngày 31/5. Động thái này nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt cho EU.
Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp Bruno Le Maire lưu ý có "sự phản đối và lo ngại" giữa các nước thành viên EU về đề xuất áp đặt lệnh cấm vận đối với nguồn cung dầu từ Nga.
Nhập khẩu dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 8/4 đạt trung bình 5,995 triệu thùng/ngày, trong khi xuất khẩu đạt trung bình 2,18 triệu thùng/ngày, đều giảm so với tuần trước đó.
Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua dự luật chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Nga, qua đó cho phép Tổng thống Mỹ Joe Biden tăng thuế đánh vào hàng nhập khẩu từ Nga và Belarus.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 6/4 khẳng định khối này sẽ sớm phải áp đặt lệnh cấm nhập khẩu hợp chất hydrocarbon của Nga, liên quan đến chiến dịch của nước này tại Ukraine.
Trong số các công ty sử dụng năng lượng lớn ở Hà Lan, công ty Tata Steel đã ngừng sử dụng than đá của Nga, trong khi công ty Shell, vận hành nhà máy lọc dầu lớn nhất châu Âu, đã ngừng mua dầu của Nga.
Bộ trưởng Kinh tế Đức tuyên bố nước này đã giảm nhập khẩu khí đốt của Nga mặc dù trước đó, các ngân hàng Đức cảnh báo kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nếu ngừng nhập khẩu năng lượng từ Nga.
Các ngân hàng Đức dự báo tăng trưởng của nước này trong năm nay sẽ giảm mạnh, vào khoảng 2% do cuộc xung đột ở Ukraine và kinh tế nước này sẽ suy thoái nếu ngừng nhập khẩu năng lượng từ Nga.
Mỹ buộc châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga nhưng vẫn tiếp tục nhập khẩu dầu mỏ từ Nga và còn tăng 43% nhu cầu ‘vàng đen’ trong tuần qua, lên mức 100.000 thùng mỗi ngày.
Sri Lanka hiện đang đàm phán với Ấn Độ về một khoản hỗ trợ bổ sung trị giá 1,5 tỷ USD cho việc nhập khẩu dầu mỏ cũng như các mặt hàng thiết yếu khác nhằm ứng phó khủng hoảng tài chính.
Một quan chức cấp cao phụ trách lĩnh vực của Ng cho biết đối với các quốc gia “thân thiện” như Trung Quốc hoặc Thổ Nhĩ Kỳ, Nga sẵn sàng đưa ra những lựa chọn thanh toán linh hoạt hơn.
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine cùng các nước phương Tây khiến các nhà đầu tư phải đánh giá lại triển vọng kinh tế toàn cầu do giá cả hàng hóa tăng vọt.
Các lệnh trừng phạt của phương Tây đã cắt đứt khả năng tiếp cận nguồn tài trợ và công nghệ tiên tiến để phát triển của Nga, cũng như khả năng duy trì hoạt động của các mỏ dầu khí của nước này.
Vào lúc 14 giờ 39 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 3,74 USD, lên 111,67 USD/thùng trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ được giao dịch ở mức 108,68 USD/thùng.