Tại cuộc hội đàm ở Tokyo, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi và Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kwon Young Se chia sẻ quan ngại về các vụ thử tên lửa liên tiếp của Triều Tiên.
Triều Tiên sáng 16/3 đã phóng một tên lửa đạn đạo không xác định ra vùng biển phía Đông nước này, vài giờ trước khi các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc và Nhật Bản gặp nhau.
Theo hãng thông tấn Yonhap, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 9/3 thông báo Tổng thống Yoon Suk-yeol sẽ thăm Tokyo tuần tới để hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida.
Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và EU đã tổ chức cuộc hội đàm cấp thứ trưởng ngoại giao lần đầu tiên nhất trí thúc đẩy hợp tác cụ thể trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Quân đội Hàn Quốc cho biết Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ đã lên kế hoạch tổ chức cuộc họp Tổng tham mưu trưởng Lục quân Mỹ-Nhật-Hàn vào đầu tháng Tư tới tại Hawaii.
Hàn Quốc và Nhật Bản nhất trí tiếp tục đối thoại để giải quyết các vấn đề tồn đọng liên quan đến tranh cãi về thời kỳ thực dân của Nhật Bản giai đoạn 1910-1945 trên Bán đảo Triều Tiên.
Các quan chức Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc nhất trí rằng liên minh 3 nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực, đảm bảo một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman sẽ gặp người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc để thảo luận một loạt vấn đề, trong đó có các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên trong năm nay.
Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc bên lề khóa họp 77 Đại hội đồng Liên hợp quốc cho thấy "thiện chí mạnh mẽ" của Tổng thống Yoon Suk-yeol trong việc hàn gắn mối quan hệ với Nhật Bản.
Ngày 19/9, bên lề khóa họp của Đại hội đồng LHQ ở New York (Mỹ), quan chức Nhật Bản cho biết hai bên Nhật-Hàn đã hoan nghênh cuộc đối thoại ở cấp làm việc về vấn đề lao động cưỡng bức thời chiến.
Theo cuộc thăm dò dư luận chung mới đây, có tới 81,1% người Hàn Quốc được hỏi trả lời “quan hệ Nhật-Hàn cần được cải thiện;" về phía Nhật Bản, tỷ lệ này là 53,4%.
Cố vấn an ninh hàng đầu của Hàn Quốc cho biết những bước đi cụ thể mà 3 nước sẽ thực hiện trong trường hợp Triều Tiên thử hạt nhân, tuy nhiên khẳng định các biện pháp đáp trả “sẽ ở mức tối đa."
Với việc huy động 8 tàu chiến và 2 máy bay, cuộc tập trận Mỹ-Nhật-Hàn diễn ra hai năm một lần nhằm củng cố hợp tác để phát hiện, theo dõi và báo cáo các mục tiêu tên lửa đạn đạo.
Nội dung chính trong chương trình nghị sự của cuộc hội đàm ngoại trưởng 3 bên, dự kiến diễn ra bên lề Hội nghị Ngoại trưởng G20 ngày 7-8/7, được cho sẽ là các vấn đề liên quan tới Triều Tiên.
Hội nghị thượng đỉnh 3 bên dự kiến sẽ diễn ra ngày 29/6 tại Madrid và là cuộc gặp đầu tiên sau hơn 4 năm giữa các lãnh đạo Mỹ-Nhật Bản-Hàn Quốc kể từ cuộc gặp gần nhất được tổ chức hồi tháng 9/2017.
Lãnh đạo Mỹ-Nhật-Hàn dự kiến thảo luận các vấn đề nóng cùng quan tâm như vấn đề Triều Tiên, đồng thời khẳng định sự hợp tác nhằm hiện thực hóa một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Sau thành tích ấn tượng ở vòng bảng, U23 Việt Nam đang rất tự tin bước vào tứ kết với quyết tâm đánh bại U23 Saudi Arabia để góp mặt ở bán kết U23 châu Á 2022.
Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa bộ trưởng quốc phòng của 3 nước kể từ tháng 11/2019 và diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên liến tiếp thử tên lửa thời gian gần đây.