2022 là năm nóng kỷ lục thứ 5 hoặc thứ 6 từng được ghi nhận. Đây cũng là năm thứ 8 liên tiếp, nhiệt độ toàn cầu hàng năm tăng ít nhất 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp từ 1850-1900.
Theo báo cáo của UNEP, kể cả khi các chính sách môi trường được áp dụng, nhiệt độ trung bình toàn cầu vào cuối thế kỷ này vẫn có thể tăng 2,8 độ C - cao hơn 0,1 độ C so với ước tính năm ngoái.
Công cụ mới có tên Đăng ký toàn cầu về nhiên liệu hóa thạch gồm dữ liệu của hơn 50.000 giếng dầu khí và mỏ than đá ở 89 quốc gia, tương đương 75% trữ lượng, sản lượng và lượng phát thải khí toàn cầu.
41 thành viên NZAOA, với tổng tài sản lên đến 3.300 tỷ USD, đã đặt mục tiêu cắt giảm phát thải trong danh mục đầu tư ít nhất 22% vào năm 2025 hoặc 49% vào năm 2030.
Những đợt nóng được cảnh báo sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn do ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu và sự thiếu hụt các hành động để làm chậm lại tiến trình này.
Theo Tổ chức Khí tượng thế giới và Met Office cảnh báo từ nay đến năm 2026, có 48% khả năng nhiệt độ hằng năm của Trái Đất sẽ tăng vượt mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng carbon nâu sản sinh từ đốt sinh khối là nguyên nhân gây ra tình trạng ấm lên với mức tăng nhiệt cao ít nhất 2 lần so với carbon nâu do đốt nhiên liệu hóa thạch.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Hiệp hội sinh thái học Mỹ (ESA) và công bố ngày 16/2, trong đó lập ra một khuôn khổ xác định địa điểm và cách thức cần phải tập trung các nỗ lực bảo tồn.
Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những hậu quả khôn lường đối với sự sống trên toàn cầu. Nếu không cùng chung tay ngăn chặn tình trạng trái đất ấm lên, loài người sẽ phải trả giá đắt.
Nhà khí hậu học Corinne Le Quere nhận định không có “cảnh sát” để kiểm tra việc thực hiện cam kết về mức tăng nhiệt độ toàn cầu theo Hiệp định Paris và đây là một điểm yếu của quá trình này.
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức do Việt Nam là một nước đang phát triển cũng như thiếu nguồn lực thực hiện.
Với mức gia tăng nhiệt độ trên, các hiện tượng thời tiết cực đoan như nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt, sóng nhiệt và bão lớn, sẽ diễn ra trên diện rộng, gây nên tác động tàn phá trên toàn cầu.
Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng cao, cùng với lượng nhiệt đang được Trái Đất lưu giữ tăng đã khiến Trái Đất đang nóng lên nhanh chóng.
Theo chuyên gia, để duy trì mức tăng nhiệt độ Trái Đất dưới 1,5 độ C, các nhà lãnh đạo nên có nhiều tham vọng hơn và tăng mức cắt giảm khí thải quốc gia với tốc độ nhanh hơn nữa.
Theo báo cáo, Australia bị xếp hạng “thấp” nhất với điểm số kém ở hầu hết các hạng mục gồm cả việc thiếu chính sách năng lượng tái tạo hay kế hoạch loại bỏ dần việc dùng than trong sản xuất điện.
Các nước gây ô nhiễm lớn như Trung Quốc và Ấn Độ vẫn duy trì những chính sách của họ và đạt ít tiến bộ kể từ sau hội nghị bộ trưởng năng lượng và môi trường G20 diễn ra tại Napoli hồi tháng 7.
Theo các chuyên gia, việc nhiệt độ Trái Đất tăng lên 1,5 hay 2 độ C so với nhiệt độ trung bình vào thế kỷ 19 cũng gây ra tác động khác biệt về sự sống và cái chết.
Từ những nghiên cứu về biến động khí hậu ở vùng biển Thái Bình Dương, các nhà khoa học lập mô hình về hạn hán, cháy rừng, lũ lụt, quy mô băng biển ở địa cực, lưu lượng sông, mức ấm lên của Trái Đất.
Trong báo cáo của Ủy ban khí hậu của LHQ công bố ngày 9/8, các nhà khoa học đã nhấn mạnh sự nóng lên toàn cầu đang ở mức nguy hiểm ngoài tầm kiểm soát với loạt điều kiện thời tiết cực đoan xảy ra.