Thừa Thiên-Huế yêu cầu các địa phương, đơn vị thông báo cho chủ tàu, thuyền biết về diễn biến xấu của thời tiết trên biển để chủ động phòng tránh, đảm bảo an toàn về người và tài sản...
Trong 30 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng trên 400 người chết và mất tích vì thiên tai, thiệt hại kinh tế khoảng từ 1-1,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Theo ông Chookiat Ophaswongse, trình trạng lũ lụt do các cơn bão và mưa lớn kéo dài từ nửa cuối tháng 9/2022 đến nay đã gây ra một số thiệt hại cho mùa màng, nhưng sẽ không ảnh hưởng đến xuất khẩu.
Tranh thủ nước rút, lực lượng quân đội, công an phối hợp cùng chính quyền các địa phương, người dân tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, thu dọn đồ đạc, tài sản bị hư hại, để sớm ổn định cuộc sống.
Ngày 1/10, Các lực lượng đã tiến hành tổng dọn vệ sinh tại các trường học, trạm y tế, nhà văn hóa các thôn và các nhà người dân neo đơn, người già; tiến hành phun khử khuẩn, khám và cấp phát thuốc....
Hội CTĐ Việt Nam hỗ trợ khẩn cấp các gia đình bị thiệt hại do mưa lũ tại Nghệ An và Hà Tĩnh với số tiền và hàng trị giá 330 triệu đồng; Công ty INTRACO hỗ trợ 1.000 bình lọc nước trị giá 1,1 tỷ đồng.
Theo lời một số tiểu thương tại các chợ trên địa bàn Thủ đô, giá các loại thực phẩm như rau, thịt... vẫn duy trì ổn định vì không bị ảnh hưởng nhiều bởi cơn bão lớn vừa qua.
Sự vào cuộc một cách quyết liệt, đầy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, không chủ quan của dân đã góp phần để Quảng Nam hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão số 4 gây ra.
Tại cảng cá Tịnh Kỳ, xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi, hàng chục tàu cá công suất lớn được ngư dân tiếp nhiên liệu, lương thực, nổ máy vươn khơi ngay sau khi bão số 4 đi qua.
Bão số 4-Noru đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Thừa Thiên-Huế vào sáng ngày 28/9, gây nhiều thiệt hại, khiến 8 người bị thương và làm 6 căn nhà bị sập, 419 căn bị tốc mái.
Lãnh đạo và lực lượng chức năng các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 4 đang nỗ lực cao nhất khắc phục thiệt hại sau bão; thăm hỏi động viên các gia đình, cơ sở bị ảnh hưởng nặng bởi thiên tai.
Mưa bão đã khiến nhiều tuyến đường, cầu cống trên địa bàn tỉnh Nghệ An bị sạt lở, hư hỏng, người và phương tiện không thể qua lại; hàng trăm hécta lúa, hoa màu và cây công nghiệp bị thiệt hại nặng.
Bản tin ngày 29/9 có những nội dung bao gồm nguyên nhân ban đầu vụ công an đánh hai thanh niên tại Sóc Trăng, vì sao siêu bão Noru mạnh nhất 20 năm nhưng thiệt hại được giảm thiểu...
Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sẽ trực tiếp hàng cứu trợ khẩn cấp cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi bão số 4-Noru và tiến hành đánh giá mức độ thiệt hại tại hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Từ đêm 28-29/9, các tỉnh Thanh Hóa đến Hà Tĩnh đã có mưa lớn từ 150-300mm, gây lũ, ngập lụt trên diện rộng, dự báo, tử ngày 29-30/9 tiếp tục có mưa lớn nên 3 tỉnh cần chủ động ứng phó mưa lũ, sạt lở.
Chánh Văn phòng Sở Giáo dục-Đào tạo Nghệ An cho biết toàn tỉnh có 284 trường cho học sinh nghỉ học; trong đó có 91 trường Mầm non, 88 trường Tiểu học, 79 trường THCS và 26 trường THPT.
Bão Noru phá hủy nhiều ngôi nhà và gây mất điện tại nhiều nơi trên khu vực miền Trung Việt Nam. Không ít du khách nước ngoài đang lưu trú tại khu vực này đã vô tình có được những trải nghiệm khó quên.
Vừa qua trên Biển Đông, bão số 4-Noru được dự báo tương đương cơn bão Xangsane năm 2006, bão Ketsana năm 2009 và bão Molave năm 2020 - những cơn bão từng gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung.
Do ảnh hưởng của bão số 4, toàn huyện miền núi Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 120 nhà ở của người dân bị sập và tốc mái, trong đó riêng thôn Bờ Reo có 270 hộ thì 80 nhà đã bị hư hại.