Tổng thống Erdogan cho biết ông hy vọng việc nối lại các kênh đối thoại với quốc gia láng giềng Hy Lạp sẽ góp phần tháo gỡ nhiều vấn đề đồng thời đóng góp cho sự ổn định của khu vực.
Thông điệp của Tổng thống Erdogan được đưa ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo EU chuẩn bị đưa ra quyết định về việc tăng cường trừng phạt Ankara liên quan đến những động thái ở Địa Trung Hải.
Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục gia hạn hoạt động khảo sát của tàu thăm dò Oruc Reis cùng hai tàu khác là Ataman và Cengiz Han ở khu vực phía Tây Cộng hòa Cyprus cho đến ngày 29/11 tới.
Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ cho biết tàu Oruc Reis sẽ ở lại vùng biển trên tới ngày 14/11, lâu hơn 10 ngày so với thông báo mà lực lượng này đưa ra ngày 28/10.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng sẽ không có giải pháp cho các vấn đề trong khu vực trừ khi các nước liên quan thay đổi chính sách "thù địch" hiện nay.
Hy Lạp chỉ trích quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tàu thăm dò địa chấn trở lại Đông Địa Trung Hải "là mối đe dọa trực tiếp đến hòa bình khu vực", trong bối cảnh hai nước đang đàm phán tháo gỡ căng thẳng.
Hai tàu Ataman và Cengiz Han của Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với tàu thăm dò Oruc Reis, sẽ tiếp tục công việc tại khu vực gồm cả đảo Kastellorizo miền Nam của Hy Lạp cho đến ngày 22/10.
Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Erdogan, Tổng thống Pháp Macron đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế mọi hành động đơn phương có thể kích động căng thẳng.
Tiến trình đàm phán gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2005 không đạt kết quả, thậm chí Thổ Nhĩ Kỳ đang đứng trước khả năng xảy ra xung đột quân sự với hai nước thành viên EU là Hy Lạp và CH Cyprus.
Tàu Oruc Reis đã trở về vùng biển miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, động thái được Hy Lạp xem là bước đi tích cực trong việc xoa dịu căng thẳng liên quan các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Đông Địa Trung Hải.
Đại diện cấp cao EU Josep Borrell thừa nhận "tình hình đã trở nên tồi tệ hơn" và các nhà lãnh đạo cần "đưa ra những quyết định khó khăn" trong hội nghị thượng đỉnh EU vào này 24-25/9 tới.
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis nêu rõ, việc tàu thăm dò Oruc Reis của Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi khu vực tranh chấp sẽ mở đầu cho tình hình cải thiện trong quan hệ song phương của hai nước.
Lâu nay, hoạt động tìm kiếm dầu mỏ và khí đốt chính là nguyên nhân châm ngòi căng thẳng giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ - hai nước thành viên trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nhấn mạnh bất kỳ hành động tấn công nào vào tàu Thổ Nhĩ Kỳ đang thăm dò dầu khí trong vùng biển tranh chấp trên Địa Trung Hải "sẽ phải trả giá đắt."