EVN đang gặp khó khăn rất lớn trong việc sử dụng nguồn vốn ODA dành cho Dự án Nhà máy điện Ô Môn III; khả năng huy động nguồn vốn vay thương mại cho Dự án Nhà máy điện Ô Môn IV.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các nhà thầu đã tập trung thảo luận về thời gian hoàn thành dự án, xác định tổng mức đầu tư mới, phương án triển khai tối ưu nhất và các giải pháp triển khai.
Chính phủ đồng ý PVN được áp dụng một lần duy nhất điều chỉnh thời điểm kết thúc thu hồi giá trị tạm ứng Hợp đồng EPC khi giá trị thanh toán đạt đến 95% giá trị Hợp đồng dự án nhiệt điện Thái Bình 2.
Qua thống kê, đến thời điểm này, ngành dầu khí có 32 dự án đầu tư ra nước ngoài đã ký kết, gồm 5 dự án tìm kiếm dầu khí, 21 dự án thăm dò dầu khí, 6 dự án mua mỏ và mua trữ lượng.
Chủ tịch PetroVietnam đề nghị các đơn vị tiếp tục triển khai các giải pháp để duy trì sản lượng khai thác dầu khí, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế đất nước trong bối cảnh khó khăn.
Phía Việt Nam mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Bộ Năng lượng và Cơ sở hạ tầng UAE không chỉ trong lĩnh vực năng lượng truyền thống mà còn cả phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
Tổng Giám đốc PetroVietnam lưu ý các đơn vị triển khai đồng bộ đề án dịch chuyển năng lượng, tập trung đẩy mạnh đánh giá, hoàn chỉnh chiến lược dịch chuyển năng lượng của Tập đoàn dầu khí Việt Nam.
Bộ trưởng Công Thương lưu ý mỗi tập đoàn cần bám sát đề án, chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước phê duyệt, đẩy nhanh triển khai thực hiện các dự án trọng điểm.
Tính đến ngày 13/2, dự án nhiệt điện Thái Bình 2 đã đạt 98,27% tiến độ tổng thể; 606 chuyên gia, kỹ sư và công nhân vận hành đang nỗ lực hoàn thiện các điều kiện để vận hành thương mại trong quý 1.
Sản lượng khai thác dầu thô của PVN trong tháng Một đạt 0,88 triệu tấn, vượt 11,2% kế hoạch; sản xuất điện đạt 1,65 tỷ kWh, vượt 1,8% kế hoạch; sản xuất đạm đạt 159.300 tấn, vượt 8,9% kế hoạch...
Chiều 10/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp điều hành sản xuất-kinh doanh, nên Petrovietnam đã hoàn thành kế hoạch khai thác dầu thô cả năm trước 2 tháng 9 ngày (đạt 8,74 triệu tấn vào ngày 22/10).
Sản lượng khai thác dầu thô của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trong trong 10 tháng của năm 2022 đạt 9,03 triệu tấn, vượt 3% kế hoạch cả năm 2022 và bằng 99,4% mức thực hiện cùng kỳ năm 2021.
Đến hết 9 tháng năm 2022, Petrovietnam đã hoàn thành vượt mức, về đích trước 4 chỉ tiêu: Doanh thu toàn Tập đoàn, Doanh thu hợp nhất, Lợi nhuận trước thuế hợp nhất và nộp ngân sách Nhà nước.
Đến năm 2022, giá trị thương hiệu PetroVietnam đã đạt 1,3 tỷ USD tăng gần gấp rưỡi năm 2021, duy trì vị trí trong 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam và duy trì xếp hạng sức mạnh thương hiệu ở mức AA
Với tổng công suất 1.200 MW của 2 tổ máy, khi đi vào hoạt động, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 có thể bổ sung cho hệ thống điện quốc gia hơn 7,2 tỷ kWh điện thương phẩm/năm.
Công tác tuyên truyền văn hóa doanh nghiệp có nhiều nét mới, đa dạng, kết hợp truyền thông nội bộ, truyền thông công chúng, tạo ảnh hưởng đa chiều đối với cán bộ công nhân viên, người lao động PVN.
Theo đại diện PetroVietnam, tập đoàn nộp ngân sách ước đạt 79,6 nghìn tỷ đồng, vượt 74% so với kế hoạch 7 tháng, vượt 23% kế hoạch năm 2022 và tăng 47% so với cùng kỳ 2021.
Trong tổng công suất 14.120MW nhiệt điện than dự kiến không đưa vào Quy hoạch Điện VIII, có 8.420MW do các tập đoàn nhà nước được giao làm chủ đầu tư, bao gồm EVN, PVN và TKV.