Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Điện Biên đã thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Lầu A Dùa, Chủ tịch UBND xã Tỏa Tình và ông Phạm Duy Nguyện, Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn xã.
UBND tỉnh Yên Bái vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 6 cá nhân ở huyện Văn Yên, với tổng số tiền 900 triệu đồng, do đã thực hiện hành vi phá rừng phòng hộ trái pháp luật.
Các đối tượng "vàng tặc" ở Lai Châu ngang nhiên dựng lán trại, thuê lao động, đưa máy nổ phát điện, máy khoan, máy nghiền… để thực hiện hoạt động khai thác vàng trái phép như “đại công trường."
Kết quả điều tra cho thấy cả 4 cán bộ bị bắt đều là những người trực tiếp quản lý rừng trên địa bàn thị xã Phú Mỹ và có liên quan vụ án phá rừng phòng hộ trên núi Thị Vải, thị xã Phú Mỹ.
Nhiều cây gỗ có đường kính khá lớn, trong đó có gốc cây khoảng 1m bị khai thác trái phép. Gỗ bị cắt xẻ và tẩu tán khỏi hiện trường, chỉ trơ lại gốc cây và ít gỗ bìa bắp.
Cơ quan chức năng ghi nhận có 8 cây tạp đường kính từ 15-20cm trên diện tích khoảng 100m2 thuộc rừng phòng hộ đã bị các đối tượng đốn hạ bằng dao, rựa nhằm lấn chiếm đất rừng.
Ba đối tượng gồm Lê Ngọc Hòa, Nguyễn Ngọc Dung và Ngô Hoàng Hải (cùng trú tại thôn Tân Hội, xã Sơn Hội) bị khởi tố về tội "Hủy hoại rừng," theo điểm B, khoản 1, Điều 243 Bộ luật Hình sự.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xử lý vụ phá rừng phòng hộ đầu nguồn xã Sơn Long và báo cáo kết quả trước ngày 21/10/2021.
Những cây gỗ đã sinh trưởng hàng chục, thậm chí hàng trăm năm để đạt đường kính 80-100cm nhưng bị "lâm tặc" đốn hạ không thương tiếc tại rừng phòng hộ ở xã Sơn Long, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi).
Tại rừng phòng hộ đầu nguồn xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, phóng viên chứng kiến "đại công trường" với hàng chục cây dổi, thông nàng... có đường kính 80-100cm bị "lâm tặc" đốn hạ nằm la liệt.
Từ tháng 6 đến nay, hàng loạt cây dầu rái cổ thụ tại lô 13, khoảnh 3, tiểu khu 319 thuộc rừng phòng hộ xã Phổ Phong, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi đã bị "lâm tặc" ngang nhiên đốn hạ.
Qua kiểm tra thực tế, tổng số cây rừng bị cưa hạ là 42 cây; tổng khối lượng gỗ tròn bị thiệt hại ước tính hơn 14,7m3, cao hơn nhiều so với báo cáo của Hat kiểm lâm thị xã Đức Phổ lập ngày 13/9/2021.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, ra Quyết định khởi tố vụ án hủy hoại rừng xảy ra tại tiểu khu 162 và tại khoảnh 6, tiểu khu 170 với diện tích gần 111.000m2.
Theo thông tin từ TTXVN, hàng loạt cây dầu rái cổ thụ tại lô 13, khoảnh 3, tiểu khu 319 thuộc rừng phòng hộ xã Phổ Phong, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đã bị "lâm tặc" ngang nhiên đốn hạ.
Người dân địa phương cho biết đã phát hiện nhiều cây lớn bị đốn hạ, gỗ nằm la liệt khắp nơi, “lâm tặc” còn tự ý mở đường vào tận rừng phòng hộ để "tuồn" gỗ ra bên ngoài với số lượng lớn.
Tổ công tác có nhiệm vụ rà soát, kiểm tra rừng tự nhiên, giao khoán bảo vệ rừng, trồng rừng, phá rừng và lấn chiếm đất rừng từ năm 2010 đến nay trên địa bàn huyện Sơn Hòa.
Theo phản ánh của phóng viên TTXVN, các vụ phá rừng đầu nguồn tại Sơn Hòa được tổ chức tinh vi, bài bản trong một thời gian dài, rừng tự nhiên bị “cạo trọc” đến đâu thì cây keo được trồng vội đến đó.
Hai người phải nộp phạt 200 triệu đồng và phải trồng lại toàn bộ diện tích rừng gần 4.000m2 đã bị chặt hạ tại lô h, khoảnh 11, tiểu khu 158B, xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng).
Ông Lầu A Dùa, Chủ tịch UBND xã Tỏa Tình, bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày do đã để xảy ra tình trạng khai thác rừng thông trái quy định của pháp luật tại khu vực bản Hua Sa A, xã Tỏa Tình.
Hạt Kiểm lâm thành phố Đà Lạt đã phối hợp truy lùng, phát hiện một chiếc xe tải khả nghi đã nhiều lần vào khu vực có rừng bị cưa hạ. Ngay sau đó, đã xác định đối tượng chủ mưu là Nguyễn Văn Hải.