Tỉnh Ninh Thuận luôn chú trọng tạo đà cho sự phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh trong giai đoạn mới thông qua việc phát huy, đưa bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch.
Đà Nẵng tích cực hỗ trợ triển khai loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng để thu hút lượng khách lớn thường xuyên đến với thành phố.
Năm 2020 với ngổn ngang những khó khăn, tổn thất của ngành du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đã lùi lại phía sau, giờ đây họ cùng ngồi lại để bàn cách "vượt khó" cho năm 2021.
Dàn người đẹp tham gia chương trình trồng cây xanh phủ đất trống ở Tuyên Quang nhằm quảng bá di sản du lịch và bảo vệ môi trường xanh, quảng bá Việt Nam là điểm đến an toàn về du lịch hậu COVID-19.
Mặc dù đã khẳng định được vai trò quan trọng trong phát triển du lịch bền vững, bảo tồn những giá trị văn hóa, giá trị làng nghề... nhưng tới đây du lịch cộng đồng VN vẫn cần một hướng đi phù hợp hơn.
Ngày Văn hóa Lai Châu tại Hà Nội năm 2020 do UBND tỉnh Lai Châu phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra trong ba ngày (từ ngày 18 đến 20/12 tới), với chủ đề “Rực rỡ sắc màu Lai Châu.”
Đến với xã Tân Cương, Thái Nguyên, du khách có thể đi dạo trên cây cầu nổi giữa nương chè xanh biếc, cùng đội nón, đeo gùi đi hái chè cùng người dân bản địa.
Thành phố Đà Nẵng xác định du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng là một trong năm mũi nhọn chính để phát triển kinh tế trong giai đoạn 2021-2025.
Với thế mạnh của mình, các cơ quan báo chí cấp tỉnh cần đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của các địa phương giới thiệu những nét văn hóa đặc trưng của từng vùng miền, thu hút khách du lịch trải nghiệm.
Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn từ lâu đã khẳng định được những giá trị địa chất khoa học lịch sử quý giá được bạn bè quốc tế công nhận.
Trong khuôn khổ “hội nghị Diên Hồng” lần thứ 2 của ngành du lịch vừa diễn ra, lãnh đạo các tỉnh, thành phố vốn được coi là “điểm sáng” và kiểu mẫu của cả nước đã đưa ra nhiều giải pháp hậu COVID-19.
Một thập kỷ kể từ khi khu di sản được UNESCO vinh danh, công tác bảo tồn giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long của thủ đô Hà Nội đã và đang được triển khai đồng bộ, bài bản.
Nhiều địa phương quan tâm đến du lịch nông nghiệp, nông thôn trong các trang trại, hợp tác xã, qua đó đem lại nguồn thu cho người dân, doanh nghiệp và đóng góp nhất định cho kinh tế địa phương.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh các tỉnh vùng Đông Bắc cần phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả; có trọng tâm, trọng điểm.
Đó là cách mà hai tỉnh sông nước của Đồng bằng sông Cửu Long đã chọn để đồng hành cùng nhau trên con đường tìm hướng đi khác biệt cho những sản phẩm du lịch thời gian tới, tạo sức hấp dẫn du khách.
Các chuyên gia cho rằng để kích cầu và phục hồi ngành du lịch thì phải tổ chức lại sản phẩm, dịch vụ, nhất là phát triển tuyến tour đặc trưng của từng địa phương trên cả nước.
Trong bối cảnh thị trường nội địa đang là cơ hội hàng đầu của ngành du lịch thì yêu cầu kết nối địa phương, quảng bá hình ảnh đất nước cần được ưu tiên triển khai nhanh và đồng bộ liên vùng.
Với những giá trị văn hóa đặc sắc, làng cổ Lộc Yên được chọn là vùng lõi để làm điểm triển khai đề án phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Tiên Phước.
Hội thảo “Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản khu Phố cổ Hà Nội trong tiến trình phát triển Thăng Long-Hà Nội” diễn ra ngày 8/10 nhằm tìm giải pháp gia tăng giá trị của trái tim Thủ đô.