TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn Thông cáo chung Hội nghị Hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ 12, diễn ra tại tỉnh Tây Ninh (Việt Nam) từ ngày 23-25/4.
Theo Bộ trưởng Sry Thamarong, chuyến thăm Lào lần này của Thủ tướng Campuchia Hun Sen là một dấu mốc lịch sử, mở ra một chương mới cho hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ láng giềng tốt đẹp Việt Nam-Campuchia.
Thời gian qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng đẩy mạnh tuyên truyền 3 văn kiện pháp lý biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc - bộ hồ sơ hoàn chỉnh về đường biên giới đất liền của hai nước.
Hội Hữu nghị Việt Nam-Campuchia sẽ nỗ lực hết sức, cùng Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam gìn giữ, bảo vệ, phát huy và trao truyền cho các thế hệ mai sau tình hữu nghị thủy chung, truyền thống đoàn kết.
Các cơ quan báo chí Campuchia đã có nhiều bài viết khẳng định tình hữu nghị bền chặt giữa hai dân tộc qua chuyến công du của Phó Thủ tướng Campuchia Men Sam An tới Việt Nam.
Tại Cuộc họp 2 Chủ tịch Ủy ban liên hợp biên giới Việt Nam và Campuchia, hai bên khẳng định quyết tâm tìm giải pháp công bằng, hợp lý để phân giới cắm mốc đối với 16% đường biên giới còn lại.
Việc hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền để xây dựng một đường biên giới Việt Nam-Campuchia hòa bình, hữu nghị và phát triển bền vững là nguyện vọng chính đáng của hai nước.
Hai nước Việt Nam-Campuchia đã hoàn thành phân giới khoảng 1.045km đường biên giới, xây dựng được 2.047 cột mốc tại 1.553 vị trí (chưa kể cột mốc không số tại ngã ba biên giới Việt Nam-Campuchia-Lào).
Hội nghị tạo thuận lợi cho việc triển khai các văn kiện pháp lý trên thực địa, góp phần củng cố tuyến biên giới đất liền Việt Nam-Campuchia hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững.
Để thực hiện mục tiêu Bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, sứ mệnh to lớn của ngoại giao Việt Nam là góp phần “giữ nước sớm, từ xa, từ khi nước còn chưa nguy,"
Lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển đảo, phân giới, cắm mốc biên giới cần nâng cao năng lực phân tích, dự báo chủ động các kế hoạch truyền thông với các giải pháp khoa học.
Ngay sau Lễ trao đổi Văn kiện Phê chuẩn ngày 22/12, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa và tầm quan trọng của sự kiện này.
Hai văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc (khoảng 84%) biên giới trên đất liền Việt Nam-Campuchia chính thức có hiệu lực từ ngày 22/12/2020 và đi vào đời sống chính trị hai nước.
Bản đồ địa hình biên giới Việt Nam-Campuchia tỷ lệ 1/25.000 là văn kiện pháp lý-kỹ thuật, thể hiện đầy đủ thành quả phân giới, cắm mốc biên giới đất liền hai nước đã đạt được cho đến nay (khoảng 84%).
Bộ bản đồ địa hình biên giới Campuchia-Việt Nam tỷ lệ 1/25.000 thể hiện đầy đủ thành quả phân giới cắm mốc và là phụ lục không thể tách rời Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên bộ hai nước.
Dự án Chợ Đa được khởi công xây dựng vào ngày 16/1/2018 tại Khu kinh tế đặc biệt Thary Tboung Khmum, làng Đa Kandorl, xã Đa, huyện Memot, tỉnh Tboung Khmum, Campuchia trên diện tích 19.628m2.