Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 yêu cầu các cấp, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch trên thế giới và trong nước.
Quốc hội nhận thấy việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, việc ban hành văn bản hướng dẫn có lúc còn chậm.
Theo WHO, dịch COVID-19 dự báo vẫn còn diễn biến khó lường trong thời gian tới, các biến thể mới có khả năng vẫn xuất hiện nên vaccine hiện vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch.
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 khuyến cáo người dân chủ động đeo khẩu trang nơi công cộng, thường xuyên khử khuẩn và rửa tay sạch, thực hiện nghiêm tiêm chủng vaccine phòng dịch.
Để ứng phó với nguy cơ dịch COVID-19 có thể bùng phát sau Tết Nguyên đán, ngành y tế TP.HCM tiếp tục triển khai và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết 38 của Chính phủ.
Ngày 9/1, Đoàn đại biểu TP.HCM do ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy dẫn đầu đã đến thăm, tặng quà một số cơ sở tôn giáo, chức sắc tôn giáo trên địa bàn nhân dịp đón Tết.
Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Các đại biểu đánh giá cao nỗ lực của cơ quan soạn thảo và khẳng định đây là nội dung quan trọng, cần thiết để làm cơ sở triển khai, lập nhiều quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương.
Trung Quốc đổi tên thuật ngữ tiếng Trung cho COVID-19 từ "viêm phổi do virus corona mới" thành "nhiễm virus corona chủng mới," đồng thời hạ cấp quản lý dịch COVID-19 từ loại A xuống loại B.
Các bộ ngành ở Trung Quốc đã thiết lập các cơ chế phối hợp khẩn cấp với chính quyền địa phương để giúp các doanh nghiệp dược phẩm tăng công suất hoạt động và đảm bảo nguồn cung.
Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ đánh giá sâu rộng hơn để thấy tác động của Nghị quyết 30 đến công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, ổn định KT-XH, quốc phòng-an ninh trong đại dịch COVID-19.
Nhu cầu thuốc ho, thuốc cảm cúm và khẩu trang tại Trung Quốc đang ở mức cao, cơ quan quản lý thị trường quốc gia cũng cảnh báo các sản phẩm y tế liên quan dịch COVID-19 có nguy cơ bị thổi giá.
Cơ quan y tế Bắc Kinh cho biết từ 0h00-24h00 ngày 25/11, thành phố phát hiện thêm 3.245 ca nhiễm mới, trong đó có 586 ca được xác nhận trong cộng đồng và 2.009 ca không triệu chứng.
Theo bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 25/11 của Bộ Y tế, cả nước có 574 ca mắc mới COVID-19, 169 ca khỏi bệnh, không có F0 tử vong; trung bình số ca tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 0 ca.
Phó Thủ hiến bang Bắc Australia cho biết luôn chào đón học sinh Việt Nam đến du học ở địa phương; các nhà tuyển chọn nhân lực đánh giá cao chất lượng của các sinh viên Việt Nam du học tại Australia.
Số liệu về nợ công do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố 3 tháng 1 lần và trong lần công bố này, tổng số nợ công Nhật Bản tuy đã giảm 3.813 tỷ yen nhưng vẫn mức cao.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Chính phủ xác định phải phòng chống dịch COVID-19 tốt hơn nữa để có điều kiện thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và các năm tiếp theo.
Trong ngày 19/10 có 117.234 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm trên cả nước; như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm tính đến nay là 260.919.526 liều.
Để duy trì thành quả phòng, chống dịch, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép thực hiện đến 31/12/2023 một số cơ chế đặc thù tại Nghị quyết 30/2021/QH15 về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19.