Một số dấu hiệu cho thấy Triều Tiên dường như đang vận hành nhà máy làm giàu urani tại khu phức hợp hạt nhân Yongbyon; các hoạt động xây dựng tại đây có thể nhìn thấy qua hình ảnh vệ tinh.
Theo Bộ trưởng Lee In-young, nếu hợp tác kinh tế giữa hai miền Triều Tiên phát triển thành một "thỏa thuận hòa bình mới," điều này sẽ mở đường cho một bước nhảy vọt mới của nền kinh tế Hàn Quốc.
Việc Triều Tiên nối lại đường dây nóng liên Triều được đặc biệt chú ý bởi động thái này diễn ra sau khi Bình Nhưỡng hồi tháng 9 vừa qua liên tiếp tiến hành thử một loạt tên lửa mới.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sáng 1/10 cho biết nước này vẫn cam kết hợp tác chặt chẽ với Mỹ để đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán, bao gồm cả hợp tác nhân đạo với Bình Nhưỡng.
Ngoại trưởng Malaysia nhấn mạnh dù môi trường an ninh bất trắc và đại dịch COVID-19 đặt ra những thách thức mới, thế giới cần kiên trì theo đuổi giải trừ vũ khí hạt nhân.
Đặc phái viên hàng đầu của Hàn Quốc, ông Noh Kyu-duk đề nghị Trung Quốc đóng vai trò xây dựng trong nỗ lực đưa Bình Nhưỡng trở lại đối thoại, và giải quyết dứt khoát tình hình Bán đảo Triều Tiên.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết nước này lên án quyết định phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Triều Tiên và kêu gọi Triều Tiên trở lại đối thoại.
Tuyên bố kết thúc chiến tranh Triều Tiên là một biện pháp rất hữu ích và quan trọng, có thể làm giảm ý định đối với chiến tranh và thù địch, thúc đẩy sự tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.
Bộ trưởng Lee-In-young của Hàn Quốc cho biết, ông tin rằng "quyết tâm của chúng tôi hướng tới hòa bình" mạnh mẽ hơn những quan ngại về các vụ phóng tên lửa mới đây của Triều Tiên.
Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: "Chúng tôi vẫn cam kết về cách tiếp cận bằng ngoại giao với Triều Tiên và kêu gọi nước này tham gia đối thoại. Cam kết của chúng tôi bảo vệ Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn vững chắc."
Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung Eui-yong đã gặp Đại diện đặc biệt của Mỹ về Triều Tiên Sung Kim và thảo luận về các cách kích hoạt lại tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên vốn đang bị đình trệ.
Ông Sung Kim đã tới Seoul trong bối cảnh liên quân Mỹ-Hàn đang tiến hành tập trận chung thường niên bất chấp thái độ phản đối gay gắt từ phía Bình Nhưỡng.
Hai bên "sẽ thảo luận về hợp tác song phương để đạt được những tiến bộ thực chất trong tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn và thiết lập hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên."
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Lee In-young nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nối lại đối thoại, với cả hai miền Triều Tiên và Mỹ, trước cuối năm nay để mang lại "hòa bình bền vững."
Việc Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhắc lại lời kêu gọi đối thoại "thể hiện rõ sự cởi mở trong việc đối thoại với Triều Tiên," đồng thời cho thấy "Mỹ sẵn sàng xem xét các lựa chọn khác nhau."
Tại cuộc tham vấn, đại diện Mỹ và Hàn Quốc đã thảo luận về tình hình trên Bán đảo Triều Tiên, triển vọng hợp tác nhân đạo, hợp tác về vấn đề Triều Tiên với các bên tại các diễn đàn đa phương.
Ngoại trưởng Motegi nhấn mạnh đặc phái viên mới được bổ nhiệm cần sớm bắt tay vào làm việc, hướng tới những kết quả cụ thể như đối thoại giữa tất cả các bên liên quan tại Myanmar.
Triều Tiên đề nghị cộng đồng quốc tế nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với việc nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ; dỡ bỏ lệnh cấm xuất, nhập khẩu nhiên liệu tinh chế và các mặt hàng thiết yếu khác.
Thư ký báo chí Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc hy vọng hai nước có thể tổ chức hội đàm, kể cả có thể là cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.