Hãng thông tấn nhà nước Syria (SANA) đưa tin quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 27/9 đã nã pháo vào tỉnh Hasakah ở phía Bắc thủ đô Damascus, khiến 2 người thiệt mạng và 8 người khác bị thương.
Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố các lực lượng vũ trang sẽ tiến hành hoạt động chống khủng bố ở biên giới với Syria và sẽ sớm đưa ra quyết định về việc này.
Theo giới quan sát, hiện tình hình ở Libya ngày càng trở nên rối ren khi có nhiều thế lực bên ngoài can thiệp và hậu thuẫn cho các bên đối địch với nhiều mức độ khác nhau.
Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ thông báo trên tài khoản Twitter rằng các "anh hùng đặc nhiệm" của Ankara ngày 20/6 đã vượt qua biên giới để tham gia chiến dịch Vuốt Hổ tại miền Bắc Iraq.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga hy vọng rằng có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ đối đầu trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ nhờ "sự liên lạc chặt chẽ giữa quân đội hai nước."
Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc quân đội chính phủ Syria đã tấn công một cơ sở quân sự tại khu vực Taftanaz ở tỉnh Idlib, khiến 5 binh sỹ thiệt mạng và 5 người bị thương.
Các tổ chức xã hội dân sự và các nhà hoạt động ở miền Đông Libya đã kêu gọi phong tỏa các cảng dầu để phản đối sự can thiệp của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào quốc gia Bắc Phi này.
Trong một tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp khẩn, đại diện Anh, Pháp, Đức và Italy đã kêu gọi chấm dứt giao tranh và "sự can thiệp từ bên ngoài tiếp diễn" tại Libya.
Ông Kalin khẳng định: "Chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ GNA. Sự ủng hộ đó có thể là trên lĩnh vực huấn luyện quân sự, hoặc các lĩnh vực khác, như ủng hộ về chính trị."