Nghiên cứu cho rằng Việt Nam cần có một giai đoạn dần dần, đi kèm với việc thúc đẩy các giải pháp thay thế khả thi và cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn.
Các nhà khoa học phát hiện vi khuẩn trong mẫu chai bổ sung nước có hợp chất carbon tiết ra từ nhựa đã sinh sôi gấp 1,72 lần so với vi khuẩn trong chai không đổ thêm nước có hợp chất carbon.
Theo World Bank, lượng nhựa mỗi năm rò rỉ ra sông và biển tại Việt Nam có thể tăng lên 54 triệu tấn vào năm 2030. Do vậy, Việt Nam cần có giải pháp cắt giảm dần các sản phẩm đồ nhựa sử dụng một lần.
Dữ liệu từ "bản đồ hiện trạng chất thải rắn hàng ngày" sẽ hỗ trợ cho quá trình ra quyết định đầu tư các dự án xử lý chất thải rắn, cũng như xây dựng chính sách quản lý và xử lý chất thải hiệu quả.
Giải báo chí Giảm ô nhiễm nhựa đại dương là sự ghi nhận những đóng góp của báo chí trong việc tuyên truyền bảo vệ môi trường biểnà cũng là cơ hội để kêu gọi toàn xã hội cùng chung sức “cứu” đại dương.
Tình trạng hồ Đội Có bị ô nhiễm nghiêm trọng ngay trong cao điểm mùa mưa là hiện tượng bất thường so với các năm trước đây. Nước hồ đã chuyển sang màu đen, bốc mùi hôi khó chịu.
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành khẳng định Vĩnh Phúc tiếp tục vận động, tuyên truyền, giải thích để việc xây dựng nhà máy xử lý rác hiện đại, quy mô lớn được đồng tình, ủng hộ.
Sau khi vận hành thử nghiệm quy trình đốt rác lấy điện đã được kiểm tra kỹ lưỡng và nghiệm thu; nhà máy điện rác Sóc Sơn sẵn sàng cho việc tiếp nhận rác và biến rác thành điện năng vào ngày 15/7.
Mỗi năm, châu Phi tạo ra khoảng 250 triệu tấn rác thải, đến năm 2050 dự kiến con số này sẽ tăng khoảng 4 lần và chỉ có khoảng 10% lượng rác thải của Lục địa Đen được tái chế.
Có một số thời điểm trời mưa to gây ngập tại một số khu vực trên địa bàn thành phố Hà Nội làm ảnh hưởng đến công tác thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo thế giới đang đương đầu với tình trạng khẩn cấp về đại dương khi các vùng biển đều rơi vào khủng hoảng.
Rác thải do con người tạo ra đã liên tục được tìm thấy trên sao Hỏa và đây là điều đáng hổ thẹn với chúng ta. May thay, rác được tìm thấy không phải là mảnh tàn thuốc hoặc những thứ tương tự.
Việc thử nghiệm giám sát rác thải nhựa bằng máy bay không người lái, ban đầu cho thấy phương pháp này có thể phát hiện chính xác ngay cả những đám rác thải nhựa nhỏ trôi nổi ở các vùng nước ven biển.
Theo công ty Môi trường Đô thị Hà Nội, với hạ tầng hiện tại sẽ rất khó cho các doanh nghiệp có phương tiện chuyên chở nhỏ hoặc thiếu phương tiện chuyên chở có thể giải phóng rác ùn ứ.
Mặc dù có khu vực, đơn vị thu gom đã che bạt, cho rác vào túi kín nhưng do để lâu ngày rác bị phân hủy nên gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Theo ước tính, có hơn 8,8 triệu bút insulin được sử dụng mỗi năm tại Việt Nam, tương đương khoảng 228 tấn nhựa bị thải bỏ. Do đó, dự án sẽ góp phần giảm thiểu lượng rác thải nhựa, làm sạch môi trường.
Rác thải đang ùn ứ tại nhiều tuyến phố nội đô do bãi rác Nam Sơn đang quá tải khiến phương tiện đi vào bãi khó khăn và Nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý chậm đi vào hoạt động theo kế hoạch.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sâu gạo có thể tồn tại nhờ việc chỉ cần ăn nhựa Polystyrene và thậm chí còn tăng trọng lượng so với nhóm không được cho ăn.
Để “vươn ra biển lớn,” Việt Nam cần có các hành động khẩn cấp và mạnh mẽ kịp thời hơn trong việc chống rác thải nhựa, chuyển đổi theo xu hướng phát triển kinh tế biển xanh.