Sau thời gian tích cực thực hiện các giải pháp cứu chữa, hầu hết số cây thông tự nhiên bị đầu độc thuộc địa bàn xã Lộc Ngãi và Lộc Phú (huyện Bảo Lâm) đã phục hồi, tỷ lệ cây bị chết khá thấp.
Theo thống kê của Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, tại các tiểu khu 123, 124 và tiểu khu 103 và 121, sâu róm đã phá hại gây trụi lá, khô lá ảnh hưởng nghiêm trọng đến rừng thông.
Trong khi chủ rừng là các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của nhà nước loay hoay trong việc cưỡng chế, giải tỏa để trồng lại rừng, các đối tượng phá rừng chiếm đất trái phép chỉ chờ cơ hội để phá hoại.
Theo lãnh đạo Công ty Điện lực tỉnh Thừa Thiên-Huế, vụ cháy rừng thông nhiều năm tuổi ở xã Thủy Bằng, thành phố Huế không ảnh hưởng đến an toàn hệ thống truyền tải điện.
Chiều 30/7, hàng chục cán bộ, chiến sỹ Kiểm lâm, Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy cùng lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên-Huế đang nỗ lực khống chế vụ cháy, lập đường băng khoanh vùng cản lửa.
Chỉ chưa đầy một tháng, trên địa bàn hai xã Lộc Ngãi và Lộc Phú, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã xảy ra các vụ khoan lỗ vào thân cây rồi đổ hóa chất, đầu độc hơn 250 cây thông tự nhiên hàng chục năm tuổi.
Ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND xã Mê Linh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, bị tạm đình chỉ công tác để làm rõ trách nhiệm, do để xảy ra phá rừng trên địa bàn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch UBND xã Lộc Phú và xã Lộc Ngãi để kiểm tra, xem xét, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân theo quy định.
Các vụ bức tử rừng đã gây thiệt hại về lâm sản, tác động đến diện tích đất rừng lớn, nhưng việc truy tìm thủ phạm, xử lý hành vi vi phạm pháp luật lại khá nan giải.
Tổng cộng có 93 cây thông ba lá tại hai khu vực thuộc Tiểu khu 614 (xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm) bị "lâm tặc" khoan lỗ, đổ hóa chất làm chết cây, trữ lượng lâm sản bị thiệt hại là 105,29m3.
Báo chí đã đưa tin rừng thông bị cưa hạ trên diện tích gần 1.400m2; tại hiện trường có tổng cộng 143 cây thông bị cưa hạ, chiều dài thân cây trung bình 13-20m, đường kính thân cây từ 13-45cm.
Khi được cơ quan công an triệu tập đến làm việc, bước đầu hai đối tượng Thương và Tiến thừa nhận thực hiện vụ phá rừng với mục đích chiếm đất sản xuất.
Ghi nhận của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại hiện trường, nhiều cây thông đã bị cưa sát gốc, nằm la liệt, gỗ thông không bị lấy đi, lá thông còn tươi.
Trước khi xảy ra cháy rừng thông ở khu vực núi Bàu, có 4 người đàn ông đến đây để khảo sát xây dựng cột điện gió, 1 trong 4 người này đã hút thuốc và có khả năng gây ra vụ cháy rừng.
Với nỗ lực dập lửa xuyên đêm, đến 4 giờ ngày 13/7, vụ cháy rừng thuộc khu vực núi Bàu, xã Thượng Tân Lộc đã được dập tắt; rất may không có thiệt hại về người.
Với tiềm năng, thế mạnh, huyện Mộc Châu đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư lớn, qua đó nâng tầm du lịch Mộc Châu - “Điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế giới.”
Sau phản ánh của TTXVN về việc nhiều cây thông ba lá hơn 20 năm tuổi tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng, bị khoan gốc, đổ hóa chất, chết đứng, lãnh đạo UBND tỉnh đã vào cuộc xử lý vụ việc.
Tại hiện trường ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), gần 100 cây thông hàng chục năm tuổi bị khoan gốc, bơm đổ chất độc; nhiều cây đã chết hoặc bắt đầu vàng lá.
Bà Ma Đuệ đã lấn chiếm đất rừng với diện tích 9.094m2 tại khoảnh 6, tiểu khu 267C, xã Hiệp An, do Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh quản lý, gần với địa phận phường 3, thành phố Đà Lạt.