Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng ở Hậu Giang là nơi bảo tồn hơn 500 loài thực vật, động vật, trong đó có một số động vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và nhiều dược liệu quý hiếm.
Các nhà nghiên cứu khoa học ghi nhận bán đảo Sơn Trà có hơn 1.000 loại thực vật, 531 loài động vật, trong đó có nhiều loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam.
Bán đảo Sơn Trà nằm ở phía Đông Bắc thành phố Đà Nẵng, được ví như “kho báu thiên nhiên,” “lá phổi xanh” và “bức bình phong gió chắn bão” của thành phố.
Thanh Hóa đã triển khai dự án “Điều tra, bảo tồn và phát triển các loài trong họ Cầy (Viverridae) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên" và phát hiện 4 loài cầy quý hiếm.
Đại diện một công ty lữ hành cho biết những năm gần đây, du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá rất phát triển nên Cúc Phương cần quan tâm nhiều hơn đến trang bị thiết bị, công cụ hỗ trợ an toàn du khách.
Gà tiền mặt vàng (Polyplectron bicalcaratum) được coi là loài quý hiếm nhất trong các loài gà được ghi nhận tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu và loài này có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và quốc tế.
Cá thể mèo rừng này có tên gọi là mèo cẩm thạch/mèo gấm, đây là loài động vật nằm trong Sách đỏ Việt Nam, có nguy cơ tuyệt chủng thuộc nhóm IIB danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm.
Các loài động vật rừng quý hiếm được thả về rừng có 83 cá thể, gồm tê tê java, niệc mỏ vằn, rùa núi đất lớn, rùa núi vàng... đều là những loài động vật quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam.
Kết quả qua 2 đợt khảo sát tại 10 khu vực rừng ở rừng phòng hộ Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, đoàn khảo sát ghi nhận trực tiếp có 10 đàn với 104 cá thể chà vá chân xám phân bố tại đây.
Tại Việt Nam, loài bồ câu Nicoba chỉ xuất hiện tại Côn Đảo và đang được Vườn Quốc gia Côn Đảo lên kế hoạch bảo vệ, phát triển loài chim quý hiếm, có trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.
20 loài khác nhau với 112 con thú thả về rừng tự nhiên của Vườn Quốc gia Bù Gia Mập đã được cứu hộ tại Trạm Cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi (nguồn gốc từ người dân tự nguyện giao nộp).
Tại Hòn Bà, cheo cheo Nam Dương thường được bắt gặp ở những khu rừng trồng các loại cây dầu rái, bạch đàn… và các khu vực rừng phục hồi sau khai thác ở cao độ từ 50-300m.
Trong 2 loài Cu li quý hiếm được phát hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên ở tỉnh Thanh Hóa, loài Cu li nhỏ ghi nhận 11 cá thể, loài Cu li lớn ghi nhận 3 cá thể.
Chi cục Thủy sản Bình Định đã thả con đồi mồi nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, có cân nặng khoảng 3kg,tại khu vực Bãi Dứa, xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, sau khi tiến hành bấm thẻ theo dõi lên vây trước.
Với các bác sỹ thú y, nhân viên chăm sóc "chúa sơn lâm" ở Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội, thì ngày Tết cũng như ngày thường, bởi công việc của họ là công việc của tình yêu.
Những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và phát huy bền vững giá trị mà các hệ sinh thái tiêu biểu mang lại.
Voọc chà vá chân xám là loài đặc hữu của Việt Nam, phân bố ở 5 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai và Kon Tum, thuộc nhóm cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam 2007.
Khu Dự trữ Sinh quyển Núi Chúa (Ninh Thuận) có tổng diện tích trên 106.646ha, có 1.514 loài thực vật và 766 loài động vật, trong đó có 102 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới.
Núi Chúa thuộc tỉnh Ninh Thuận và Kon Hà Nừng của tỉnh Gia Lai đã được chính thức ghi danh nâng số lượng cácKhu Dự trữ Sinh quyển Thế giới ở Việt Nam lên tổng số 11.
Hai con vượn đen má hung, một con rái cá, hai con khỉ đuôi lợn và một con khỉ mặt đỏ đã được Vườn Quốc gia Bù Gia Mập thả về rừng tự nhiên, sau một thời gian chăm sóc trong môi trường bán hoang dã.