Chiến dịch “cõng sóng” lên vùng biên đã và đang được đẩy mạnh, với mong muốn người dân vùng biên giới, vùng sâu sớm được tiếp cận sóng di động, công nghệ thông tin, để “không ai bị bỏ lại phía sau."
Trong năm 2022, Viettel dự kiến triển khai 4.505 vị trí trạm thu phát sóng mới trong năm 2022 để xóa “vùng lõm” tại 403 thôn xóm do Bộ Thông tin và Truyền thông giao.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết năm học 2022-2023 ngành phấn đấu hoàn thành kế hoạch xây dựng và công nhận mới 70 trường chuẩn quốc gia.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Giáo dục-Đào tạo và các bộ, cơ quan chậm hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong tháng 3/2022 nghiêm túc rút kinh nghiệm, không được để tiếp tục chậm trễ.
Lô hàng máy tính bảng đầu năm 2022 với hơn 2.000 chiếc được xuất xưởng tại Da Nang IT Park. Đây là lô máy tính bảng thuộc chương trình "Sóng và máy tính cho em" do Bộ Thông tin-Truyền thông phát động.
Thượng tướng Đỗ Căn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐNDVN nhấn mạnh hoạt động công tác dân vận của Quân đội được tiến hành toàn diện, đồng bộ, có chiều sâu, hiệu quả thiết thực, nhiều cách làm hay.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo kế hoạch bù đắp kiến thức cho học sinh sau khi trở lại học trực tiếp, trong đó rà soát, đánh giá và phân định từng nhóm học sinh cụ thể.
Việc tiếp nhận ủng hộ chương trình “Sóng và máy tính cho em” sẽ tạo điều kiện để ngành Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận có thêm nguồn lực thực hiện hiệu quả mục tiêu năm học mới 2021-2022.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang, tổng số tiền và máy tính bảng tính hỗ trợ chương trình “Sóng và máy tính cho em” trên địa bàn tỉnh từ đầu chương trình đến nay giá trị gần 30 tỷ đồng.
Để đảm bảo chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xác định tổ chức kết hợp học trực tuyến và trực tiếp, đảm bảo thích ứng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn.
Công ty Him Lam Land đã trao tặng thành phố Thủ Đức 1.000 máy tính bảng nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện học tập cho học sinh, sinh viên nghèo và mồ côi cha mẹ vì COVID-19.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tiếp nhận ủng hộ của 3 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thủ đô là Tập đoàn Vingroup, Grab và Bộ Tư lệnh Thủ đô.
Tổng số học sinh được tiếp nhận thiết bị kèm gói cước viễn thông đợt này là 1.248 em, trong đó học sinh con hộ nghèo là 545 em, con hộ cận nghèo 703 em, với trị giá gần 3 tỷ đồng.
Nhiều đại biểu nhấn mạnh cần đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến, xác định những vướng mắc, bất cập để giải quyết, phát huy ưu điểm của hình thức này, cần được xác định là xu hướng tất yếu, lâu dài.
Tính đến ngày 7/10, chương trình “Sóng và máy tính cho em” tại tỉnh Lào Cai đã nhận được sự ủng hộ với tổng trị giá tiền mặt là gần 5 tỷ đồng cùng 30 máy tính, 370 điện thoại thông minh (smartphone).
Số thiết bị được trao cho các em học sinh để học trực tuyến tại Hà Nội gồm 912 máy tính, 2.520 điện thoại, 1.057 máy tính bảng và 12 tivi, giá trị ước tính trên 15 tỷ đồng.
Thông qua chương trình "Sóng và máy tính cho em," các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã đóng góp số tiền hơn 3,1 tỷ đồng và 1.039 máy tính bảng, 50 máy tính bàn cùng các gói cước miễn phí.
Sự học không thể ngừng dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Hội Khuyến học Việt Nam đang thúc đẩy mô hình “Công dân học tập” đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0 trong tình hình mới.
Đối tượng vay vốn là học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 là con trong gia đình có bố hoặc mẹ mất do dịch.
Chương trình sẽ hỗ trợ học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh có bố hoặc mẹ mất do dịch COVID-19, nhưng chưa có máy tính để học tập trực tuyến.