Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết sáng 1/4, hơn 30 nước trên khắp thế giới đã nhóm họp trong một hội nghị đặc biệt và nhất trí xuất kho thêm hàng chục triệu thùng dầu cho thị trường.
Các công ty dầu mỏ đang chịu sức ép lớn từ phố Wall trong việc hoàn lại vốn nhiều hơn cho các cổ đông thông qua cổ tức và việc mua lại cổ phiếu, thay vì đầu tư vào nguồn cung dù hiện đang rất cần.
Tổng giám đốc Tập đoàn dầu mỏ quốc doanh Pemex Octavio Romero khẳng định Mexico đang tiến gần đến mục tiêu tự đảm bảo nguồn cung năng lượng, một khi hoàn thành tăng cường hệ thống lọc dầu trong nước.
Vào lúc 14 giờ 39 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 3,74 USD, lên 111,67 USD/thùng trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ được giao dịch ở mức 108,68 USD/thùng.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định định dạng OPEC+ sẽ vẫn cần thiết đối với những nước tham gia mới xuất hiện trên thị trường cung ứng dầu mỏ toàn cầu.
Do lo ngại không muốn làm tổn hại mối quan hệ với Nga, cả Saudi Arabia và UAE, mặc dù thân thiết với Mỹ, nhưng cũng không đứng về bên nào trong cuộc chiến ở Ukraine.
Hiện, sản lượng dầu mỏ ở Ecuador đạt gần 485.000 thùng/ngày, Petroecuador lên kế hoạch thu hút vốn đầu tư 12 tỷ USD nhằm tăng gấp đôi sản lượng khai thác lên trên 800.000 thùng/ngày vào năm 2026.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết nền kinh tế Nga "hiện đang trải qua một cú sốc và có những hậu quả tiêu cực, song những tác động này sẽ được giảm thiểu."
Theo Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail al-Mazrouei, quốc gia này vẫn đang theo đuổi các thỏa thuận và cơ chế điều chỉnh sản lượng dầu mỏ hằng tháng của OPEC+.
Saudi Arabia, UAE, Kuwait và Iraq có thể cung cấp thêm sản lượng dầu, song với tổng công suất dự trữ ước tính từ 2,5-3 triệu thùng/ngày thì vẫn không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm xuất khẩu của Nga.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Granholm cho rằng cần phải tăng nguồn cung trong ngắn hạn một cách có trách nhiệm nhằm bình ổn thị trường và giảm thiểu thiệt hại cho các gia đình ở Mỹ.
Tổng thống Maduro tuyên bố Venezuela chào đón tất cả các nhà đâu tư quốc tế tham gia khai thác dầu khí; mong muốn trở thành nguồn cung dầu và khí đốt ổn định cho toàn thế giới, bao gồm cả Mỹ.
Giá dầu thô ngọt nhẹ West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ giao tháng Ba tăng 1,59 USD, hay 1,7%, chốt phiên ở mức 93,66 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng Tư tăng 1,6%, lên 94,81 USD/thùng.
OPEC+ đã nhất trí mỗi tháng, kể từ tháng 8/2021, sản lượng mục tiêu sẽ tăng thêm 400.000 thùng/ngày, tuy nhiên, các nước đã không đạt mục tiêu này do nhiều nước gặp khó trong việc khôi phục sản xuất.
Chuyên gia Tina Teng của công ty dịch vụ tài chính CMC Markets dự đoán với các cuộc đàm phán về phục hồi thỏa thuận hạt nhân Iran đang diễn ra, giá dầu có thể sẽ mất đà trong tuần tới.
Nhiều nhà đầu tư đã chốt lời ngắn hạn trước những thông tin cho thấy các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran đã có tiến triển, nhưng thị trường vẫn chứng kiến hoạt động mua mới.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent tăng 31 xu Mỹ lên 89,47 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ West Texas Intermediate của Mỹ (WTI) tăng 6 xu Mỹ lên 88,26 USD/thùng.